Chúa Nguyễn-Phúc Chu khai sáng ra hệ 7 Nguyễn-Phước tộc.
Hệ 7 Nguyễn-Phước tộc còn lại 27 phòng. Phòng 19 là 1 trong 27 phòng của hệ 7.
Ôn Cố tri Tân là bổn phận của con cháu, biết chuyện xưa của ôn-mệ để gắng công duy trì, vun đắp cho họ-tộc ngày càng rực rỡ đễ không phụ lòng ôn-mệ tiền nhân là nghĩa vụ của con cháu vậy.
Quốc chúa Nguyễn-Phúc Chu (阮福淍), Nguyên quán: xã Hà Long, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa
(làng Gia Miêu, huyện Tống Sơn, Thanh Hóa). Năm Sinh: Ất Mão - 1675. Năm mất: Ất
Tỵ - 1725.
Là chúa đời thứ 6 thời của các chúa Nguyễn, con trưởng của
chúa Anh Tông Nguyễn Phúc Trăn, mẹ là Tống thị Lĩnh. Thuở nhỏ chăm học, tài kiêm
văn-võ, được phong là Tả Bính Dinh phó tướng, Tộ Trường Hầu. Kế vị năm Tân Mùi
(1691), triều thần tôn là Bình Chương Quân Quốc Trọng Sự, Thái Bảo Tộ Quốc
Công, hiệu là Thiên Túng Đạo Nhân, đương thời gọi là Minh Vương. Sau khi hết
tang cha, được tôn là Thái Phó, Quốc Công, tôn hiệu là Quốc Chúa.
Mở rộng bờ cõi:
Năm Đinh Sửu (1697 - 1698), đặt phủ Bình Thuận (Phan Rang, Phan Rí)
Năm 1698, cử Nguyễn Hữu Cảnh lập phủ Gia Định. Lập huyện Phúc Long (chia đất Đông Phố thêm xứ Đồng nai). Dựng dinh Trấn Biên ở Biên Hòa. Huyện Tân Bình (xứ Sai gòn). Dựng dinh Phiên Trấn, lập xã Minh Hương.
Quốc Chúa có công trong việc mở mang bờ cõi.
Năm Nhâm Thân - 1692, cử Cai Cơ Nguyễn Hữu Cảnh bắt vua Chàm là Bà Tranh, lập phủ Thuận Thành.Năm Đinh Sửu (1697 - 1698), đặt phủ Bình Thuận (Phan Rang, Phan Rí)
Năm 1698, cử Nguyễn Hữu Cảnh lập phủ Gia Định. Lập huyện Phúc Long (chia đất Đông Phố thêm xứ Đồng nai). Dựng dinh Trấn Biên ở Biên Hòa. Huyện Tân Bình (xứ Sai gòn). Dựng dinh Phiên Trấn, lập xã Minh Hương.
Năm Nhâm Ngọ-Quý Mùi (1702-1703), sai Trương Phúc Phan đánh tan tàu cướp biển Anh, lấy lại Côn Đảo.
Năm Mậu Tý (1708) [dị bản: 1707] nhận quy thuộc vùng đất Hà Tiên của Mạc Cửu,
phong làm Tổng Binh (Mạc Cữu, người Lôi Châu, Quảng Đông, nhà Minh. Tránh nhà
Thanh, đến khai phá vùng đất này).
Năm 1710, Chúa cho thu phục 2 nước Thủy Xá, Hỏa xá, thuộc đất Tây Nguyên.
Năm 1711, Chúa sai đo đạt vẽ quần đảo Trường Sa.
(Thử liên hệ quá trình nam tiến của các triều đại trước đó. Năm 1471, vua Lê Thánh Tông đánh chiếm kinh đô Chà Bàn của người Chiêm, thì Đại Việt gồm cả tỉnh Bình Định, ranh giới phía nam đến đèo Cù Mông. Từ đó đến hết thời chúa Nguyễn Hoàng, 1614, tức 143 năm, xứ Thuận Quảng vẫn vậy. Rồi chỉ 68 năm tiếp theo, 4 vị chúa Nguyễn mở rộng thêm 2 tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa. Tức 221 năm, cuộc nam tiến diễn ra chậm chạp, để rồi trong vòng 21 năm, thời chúa Nguyễn Phúc Chu, mở rộng vùng đất Tây Nguyên, tận Hà Tiên và cùng biển Đông rộng lớn)
Giáo Dục - Tôn Giáo:
Năm 1711, Chúa sai đo đạt vẽ quần đảo Trường Sa.
(Thử liên hệ quá trình nam tiến của các triều đại trước đó. Năm 1471, vua Lê Thánh Tông đánh chiếm kinh đô Chà Bàn của người Chiêm, thì Đại Việt gồm cả tỉnh Bình Định, ranh giới phía nam đến đèo Cù Mông. Từ đó đến hết thời chúa Nguyễn Hoàng, 1614, tức 143 năm, xứ Thuận Quảng vẫn vậy. Rồi chỉ 68 năm tiếp theo, 4 vị chúa Nguyễn mở rộng thêm 2 tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa. Tức 221 năm, cuộc nam tiến diễn ra chậm chạp, để rồi trong vòng 21 năm, thời chúa Nguyễn Phúc Chu, mở rộng vùng đất Tây Nguyên, tận Hà Tiên và cùng biển Đông rộng lớn)
Giáo Dục - Tôn Giáo:
Chỉnh trang việc nội trị (giáo dục, vỏ bị,...), có nhiều tướng tài (Nguyễn Hữu Dật, Nguyễn Hữu Tiến,....)
Chúa quan tâm đến Nho giáo, và củng cố guồng máy cai trị theo cấu trúc Nho Giáo:
"Năm 1692, cho sửa Văn miếu. Chiêu hiền đãi sỹ, nhẹ thuế,..." (Đại Nam thực lục, tập 1, trang 106)
"Tháng 8 năm 1701 mở khoa thi.Chúa ra đề, lấy trúng cách chính đồ 4 Giám sinh, 4 Sinh đồ, 5 Nhiêu học. Trúng cách khoa văn là 17 người, về thám phỏng là 1 người. (Giám sinh bố trí phủ, Sinh đồ: huyện, Nhiêu đò bổ Huấn đạo, Hoa văn và Thám phỏng bổ vào 3 ty). (Đại Nam thực lục, tập 1, trang 114)
Lịch sử các triều đại vương quyển minh chứng học thuyết: đạo Nho trị quốc, tôn giáo trị tâm, nên duy trì trật tự, đạo đức luân lý vững bền.
Nho giáo nặng về lý tính, phối hợp triết lý Phật, Lão lấy tư duy tuệ tính làm nền tảng đã là đặc điểm trị quốc của đại Việt từ đời Lý-Trần qua sư Vạn Hạnh (Quốc Sư đời Lý).
"Năm Nguyên Phong thứ 1, mùa thu tháng 8, mở khoa thi chung cả 3 giáo lý lấy người ra làm quan". (Nguyễn đăng Thục, Quốc học Việt Nam, trang 159)
"Xét đời Lý, Trần đều tôn sùng Phật, Lão. Cho nên buổi ấy chọn người muốn được thông hiểu cả 2 học phái. Dù rằng chính đạo hay dị đoan đều được tôn sùng, không phân biệt mà học trò đi thi khoa ấy, nếu không học rộng biết nhiều thì cũng không thể đổ được". (Phan Huy Chú, Lịch triều hiến chương loại chí-Khoa mục chí, trang 152)
Chúa Nguyễn-Phúc Chu xây dựng và phát triển đất nước theo tinh thần tư tưởng "Tam giáo đồng nguyên" theo Lý, Trần vậy.
Phật giáo hưng thịnh (xây nhiều chùa, miếu, chùa Thiên Mụ, chùa Mỹ Am,...). Bản thân chúa nêu gương: chay trường ở vườn Côn Gia 1 tháng, phát chẩn.
Lên ngôi chúa năm 17 tuổi, năm 1692 cho sửa chùa Thánh Duyên (núi Túy Vân)
Năm 1695, thiền sư Nguyên Thiều viên tịch, chúa mời thiền sư Thạch Liêm từ Quảng Đông qua dạy đạo cho quan và dân. Năm 21 tuổi, chúa nhận pháp danh Hưng Long và thọ Bồ Tát giới do thiền sư Thạch Liêm đặt năm 1695, đạo hiệu Thiên Túng Đạo Nhân.
Năm 1710 đúc chuông chùa Thiên Mụ (3.285 cân), trên chuông khắc:
"Quốc Chúa Đại Việt Nguyễn-Phúc Chu, nối dòng Tào Động Chánh Tông đời thứ 30, pháp danh Hưng Long, đúc hồng chung này nặng 3.285 cân, an trí ở chùa Thiên Mụ Thiều Tựu để vĩnh viễn cung phụng Tam bảo. Cầu nguyện gió hòa mưa thuận quốc thái dân an, chúng sinh trong pháp giới đều hoàn thành đại viên chủng trí. Năm Vĩnh Thịnh thứ 6, ngày Phật Đản tháng tư Canh Dần".
Năm 1714, trùng tu lại chùa Thiên Mụ (Chưởng Cơ Tống Đức Đạt được ủy thác). Mở hội lớn, chúa ăn cháy tháng và chẩn tế. Phiên Vương Chiêm Thành là Kế Bà Tử cùng hoàng gia có qua dự. Thỉnh bộ Đại Tạng Kinh từ Tàu, cất giữ ở Tàng Kinh Lâu. Dựng bia đá khắc bài minh:
"Việt chi Nam hề, trú thủy trú sơn
Bát sát chi tráng hề, nhật chiếu thiền quang
Tính chi thanh tịnh hề, khê hướng sằn sằn
Quốc chi điện an hề, tứ canh u nhàn
Vô vi chi hóa hề, Nho Thích đồng ban
Ký tư thắng thái hề, nhân quả bồi hoàn
Kiến tiêu lập đích hề, thành tồn tà nhàn"
(Đất Việt phương Nam chừ,có nước có non
Bảo sanh tráng lệ chừ, mặt trời chiếu rạng
Tự tình thanh tịnh chừ, suối tuông một ngọn
Quốc gia an ổn chừ, Nho Thích cùng ban
Ghi cảnh đẹp này chừ, nhân quả tuần hoàn
Dựng bia lưu dấu chừ, chỉnh giữ tà an).
"Năm 1692, cho sửa Văn miếu. Chiêu hiền đãi sỹ, nhẹ thuế,..." (Đại Nam thực lục, tập 1, trang 106)
"Tháng 8 năm 1701 mở khoa thi.Chúa ra đề, lấy trúng cách chính đồ 4 Giám sinh, 4 Sinh đồ, 5 Nhiêu học. Trúng cách khoa văn là 17 người, về thám phỏng là 1 người. (Giám sinh bố trí phủ, Sinh đồ: huyện, Nhiêu đò bổ Huấn đạo, Hoa văn và Thám phỏng bổ vào 3 ty). (Đại Nam thực lục, tập 1, trang 114)
Lịch sử các triều đại vương quyển minh chứng học thuyết: đạo Nho trị quốc, tôn giáo trị tâm, nên duy trì trật tự, đạo đức luân lý vững bền.
Nho giáo nặng về lý tính, phối hợp triết lý Phật, Lão lấy tư duy tuệ tính làm nền tảng đã là đặc điểm trị quốc của đại Việt từ đời Lý-Trần qua sư Vạn Hạnh (Quốc Sư đời Lý).
"Năm Nguyên Phong thứ 1, mùa thu tháng 8, mở khoa thi chung cả 3 giáo lý lấy người ra làm quan". (Nguyễn đăng Thục, Quốc học Việt Nam, trang 159)
"Xét đời Lý, Trần đều tôn sùng Phật, Lão. Cho nên buổi ấy chọn người muốn được thông hiểu cả 2 học phái. Dù rằng chính đạo hay dị đoan đều được tôn sùng, không phân biệt mà học trò đi thi khoa ấy, nếu không học rộng biết nhiều thì cũng không thể đổ được". (Phan Huy Chú, Lịch triều hiến chương loại chí-Khoa mục chí, trang 152)
Chúa Nguyễn-Phúc Chu xây dựng và phát triển đất nước theo tinh thần tư tưởng "Tam giáo đồng nguyên" theo Lý, Trần vậy.
Phật giáo hưng thịnh (xây nhiều chùa, miếu, chùa Thiên Mụ, chùa Mỹ Am,...). Bản thân chúa nêu gương: chay trường ở vườn Côn Gia 1 tháng, phát chẩn.
Lên ngôi chúa năm 17 tuổi, năm 1692 cho sửa chùa Thánh Duyên (núi Túy Vân)
Năm 1695, thiền sư Nguyên Thiều viên tịch, chúa mời thiền sư Thạch Liêm từ Quảng Đông qua dạy đạo cho quan và dân. Năm 21 tuổi, chúa nhận pháp danh Hưng Long và thọ Bồ Tát giới do thiền sư Thạch Liêm đặt năm 1695, đạo hiệu Thiên Túng Đạo Nhân.
Năm 1710 đúc chuông chùa Thiên Mụ (3.285 cân), trên chuông khắc:
"Quốc Chúa Đại Việt Nguyễn-Phúc Chu, nối dòng Tào Động Chánh Tông đời thứ 30, pháp danh Hưng Long, đúc hồng chung này nặng 3.285 cân, an trí ở chùa Thiên Mụ Thiều Tựu để vĩnh viễn cung phụng Tam bảo. Cầu nguyện gió hòa mưa thuận quốc thái dân an, chúng sinh trong pháp giới đều hoàn thành đại viên chủng trí. Năm Vĩnh Thịnh thứ 6, ngày Phật Đản tháng tư Canh Dần".
Năm 1714, trùng tu lại chùa Thiên Mụ (Chưởng Cơ Tống Đức Đạt được ủy thác). Mở hội lớn, chúa ăn cháy tháng và chẩn tế. Phiên Vương Chiêm Thành là Kế Bà Tử cùng hoàng gia có qua dự. Thỉnh bộ Đại Tạng Kinh từ Tàu, cất giữ ở Tàng Kinh Lâu. Dựng bia đá khắc bài minh:
"Việt chi Nam hề, trú thủy trú sơn
Bát sát chi tráng hề, nhật chiếu thiền quang
Tính chi thanh tịnh hề, khê hướng sằn sằn
Quốc chi điện an hề, tứ canh u nhàn
Vô vi chi hóa hề, Nho Thích đồng ban
Ký tư thắng thái hề, nhân quả bồi hoàn
Kiến tiêu lập đích hề, thành tồn tà nhàn"
(Đất Việt phương Nam chừ,có nước có non
Bảo sanh tráng lệ chừ, mặt trời chiếu rạng
Tự tình thanh tịnh chừ, suối tuông một ngọn
Quốc gia an ổn chừ, Nho Thích cùng ban
Ghi cảnh đẹp này chừ, nhân quả tuần hoàn
Dựng bia lưu dấu chừ, chỉnh giữ tà an).
Mất năm Ất Tỵ - 1724 (niên hiệu Bảo Thái thứ 6), thọ 51 tuổi,
ở ngôi 34 năm. Có 146 người con (có 38 con trai). Triều đình dâng thụy hiệu là
Đô Nguyên Súy Tổng Quốc Chính Tô Minh Vương. Sau, nhà Nguyễn tôn là Hiển Tông,
thụy Anh Mô Hùng Lược Thánh Minh Tuyên đạt Khoan Từ Nhân Thứ Hiếu Minh Hoàng Đế,
Quốc Chúa. Táng tại núi Kim Ngọc, xã Hương Thọ, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa
Thiên. Vợ chánh được tôn là Từ Huệ Cung Thục Kinh Phi.