Nguyễn-Phúc Ngọc-Khoa
(阮福玉姱)
(Theo Nguyễn Phúc Thế Phả, bà là con thứ 3 của Đức Hy Tông, em cùng mẹ với hoàng trưởng tử Nguyễn Phúc Kỳ và Ngọc Vạn)
Lần giở lại Việt sử, giai đoạn triều Lê trung-hưng, hai chúa Trịnh-Nguyễn phân tranh.
Nước Việt chia hai phần lãnh thổ, chúa Trịnh, Trịnh Tráng, ở đàng ngoài, chúa Nguyễn, Nguyễn-Phúc Nguyên, đàng trong, phân ranh bởi sông Gianh, giữa Hà-tỉnh và Quảng-bình.
Năm 1627, chiến tranh đàng ngoài và đàng trong bùng nổ.
Năm 1629, lưu thủ Phú-yên là văn Phong liên kết với Chiêm-thành nổi lên chống nhà Nguyễn. Chúa Sãi, Nguyễn-Phúc Nguyên sai phó tướng Nguyễn Hữu-Vinh (chồng của Nguyễn-Phúc Ngọc-Liên, con chúa Sãi. Nguyên là Mạc Cảnh-Vinh, con trai đầu của Mạc Cảnh-Huống. Được chúa Sãi ban cho họ nhà chúa. Cháu gái của Mạc Cảnh-Huống, Mạc thị Giai, là vợ của chúa Sãi Nguyễn-Phúc Nguyên) dẹp yên, đổi phủ Phú-yên thành dinh Trấn-biên. Từ cuối thế kỷ 16, người Chiêm-thành thường buôn bán với người Bồ-đào-nha, Ma-cao (thuộc địa của Bồ-đào-nha, thuộc nước Tàu). Điều này làm chúa Nguyễn-Phúc Nguyên lo ngại người Chiêm-thành liên kết với người Bồ-đào-nha chống lại mình. Cuộc hôn nhân của Nguyễn-Phúc Ngọc-Khoa và vua Po Romé giúp chúa Nguyễn-Phúc Nguyên có được sự hòa hiếu với Chiêm-thành.
Nguyễn-Phúc Ngọc-Khoa, không rõ năm sinh, năm mất, là con gái thứ ba của chúa Sãi Nguyễn-Phúc Nguyên. Theo Nguyễn-Phúc Thế-Phả, bà được gả cho vua Chiêm-thành Po Romé vào năm Tân Mùi (1631). Nhờ vào cuộc hôn nhân này, sự giao hảo giữa hai nước Việt-Chiêm được tốt đẹp, để chúa Nguyễn có thể dồn lực lượng đối phó với chúa Trịnh ở đàng ngoài, đồng thời cũng tạo nên cơ hội cho người Việt mở rộng lãnh thổ về phía nam.
Về mặt sử liệu, hai bà Ngọc-Khoa và Ngọc-Vạn không được các nhà biên sử ghi chép. "Đại-Nam Liệt Truyện Tiền Biên" chỉ chép: Chúa Sãi có bốn người con gái, mà hai trong số đó là Ngọc-Khoa và Ngọc-Vạn đều ghi là "không có truyện".
"Generalogie des Nguyễn avant Gia-Long" (phổ-hệ nhà Nguyễn trước Gia-Long), của Tôn-thất Hân, Bùi Thanh-Vân (builletin des amies de vieux Huế, 1920) cũng ghi hai người con gái thứ của Sãi-vương, Ngọc-Khoa, Ngọc-Vạn, không có dấu tích.
Trong ba tác phẩm: "Việt sử giai-thoại" của Đào Trinh-Nhất, "Đất Việt trời nam" của Thái văn Kiếm, "Việt-nam văn-học toàn-thư" của Hoàng-Trọng Miên, đều có viết: Người phụ nữ lấy vua Chiêm-thành Po Romé là công nữ Ngọc-Khoa, con của chúa Sãi.
Năm 1995, "Nguyễn-Phúc Tộc Thế-Phả" xuất bản tại Huế, viết phần tiểu truyện về hai công nữ Ngọc-Khoa và Ngọc-Vạn:
"Về cuộc nam-tiến, Ngài (chúa Sãi) đã dùng chính sách hòa bình, thân thiện với Chiêm-thành và Cao-miên. Năm 1620, chúa gã công-nữ Ngọc-Vạn cho vua Cao-miên là Chư Chetta (1618-1686), nên dân chúng vào làm ăn sinh sống ở vùng đất Thủy-chân-lạp của Cao-miên được thuận lợi. Năm 1631, chúa lại gã công-nữ Ngọc-Khoa cho vua Chiêm-thành Po Romé. Nhờ đó mà có sự hòa hiếu Chiêm-Việt."
Hôn nhân chính-trị nhiều nước đông-tây đã dùng. Đời triều vua nhà Lý thường đem các công chúa gả cho các tù-trưởng các bộ-lạc thượng-du bắc Việt. Các bộ-lạc ấy là những giống dân rất khó kềm chế. Nhờ đó, các vùng ấy được yên ổn. Và là lực lượng ngoại biên vững chắc vùng biên giới Hoa-Việt.
Trong sử liệu Chiêm-thành không ghi chép, nhưng truyền thuyết, tục ngữ, bài hát dân gian có ý trách cứ, cho rằng bà Ngọc-Khoa đã làm vua Po Romé trở nên mê muội, khiến Chiêm-thành sụp đổ.
- Trong bài ca Chiêm-thành: "Ni Danak Po Romé" có câu: "Vua Chiêm-thành có 3 người vợ, hai người có da nâu sậm và 1 người Việt-nam. Cả 3 người đều ghen nhau, cãi vã ồn ào trong cung điện của nhà vua."
- Cổ tích Chiêm-thành "Po Romé" ghi: Do biết tính háo sắc của Po Romé, vua ở Huế bèn chọn công chúa đẹp nhất rồi giả làm người đi buôn vào đất Chiêm-thành. Danh tiếng cô nàng xinh đẹp đến tai vua Po Romé. Vua cho vời đến và say mê, rước về làm vợ. Tức là nàng Bia-Út, hoàng hậu Út.
- Truyền thuyết Chiêm-thành, bà Ngọc-Khoa, Bia-Út, đã dùng sắc đẹp mê hoặc Po Romé, khiến ông chặc bỏ cây "Kraik", biểu tượng thiên liêng của vương quốc Chiêm-thành. Vì vậy sau đó vương quốc này sụp đổ.
- Người Chiêm-thành còn dùng tên bà Bia-Út trong câu thành ngữ để mĩa mai những người béo mập: "Béo như bà Út" (Limuk you Bia-Út).
Nguyễn-Phúc Ngọc-Khoa, không rõ năm sinh, năm mất, là con gái thứ ba của chúa Sãi Nguyễn-Phúc Nguyên. Theo Nguyễn-Phúc Thế-Phả, bà được gả cho vua Chiêm-thành Po Romé vào năm Tân Mùi (1631). Nhờ vào cuộc hôn nhân này, sự giao hảo giữa hai nước Việt-Chiêm được tốt đẹp, để chúa Nguyễn có thể dồn lực lượng đối phó với chúa Trịnh ở đàng ngoài, đồng thời cũng tạo nên cơ hội cho người Việt mở rộng lãnh thổ về phía nam.
Về mặt sử liệu, hai bà Ngọc-Khoa và Ngọc-Vạn không được các nhà biên sử ghi chép. "Đại-Nam Liệt Truyện Tiền Biên" chỉ chép: Chúa Sãi có bốn người con gái, mà hai trong số đó là Ngọc-Khoa và Ngọc-Vạn đều ghi là "không có truyện".
"Generalogie des Nguyễn avant Gia-Long" (phổ-hệ nhà Nguyễn trước Gia-Long), của Tôn-thất Hân, Bùi Thanh-Vân (builletin des amies de vieux Huế, 1920) cũng ghi hai người con gái thứ của Sãi-vương, Ngọc-Khoa, Ngọc-Vạn, không có dấu tích.
Trong ba tác phẩm: "Việt sử giai-thoại" của Đào Trinh-Nhất, "Đất Việt trời nam" của Thái văn Kiếm, "Việt-nam văn-học toàn-thư" của Hoàng-Trọng Miên, đều có viết: Người phụ nữ lấy vua Chiêm-thành Po Romé là công nữ Ngọc-Khoa, con của chúa Sãi.
Năm 1995, "Nguyễn-Phúc Tộc Thế-Phả" xuất bản tại Huế, viết phần tiểu truyện về hai công nữ Ngọc-Khoa và Ngọc-Vạn:
"Về cuộc nam-tiến, Ngài (chúa Sãi) đã dùng chính sách hòa bình, thân thiện với Chiêm-thành và Cao-miên. Năm 1620, chúa gã công-nữ Ngọc-Vạn cho vua Cao-miên là Chư Chetta (1618-1686), nên dân chúng vào làm ăn sinh sống ở vùng đất Thủy-chân-lạp của Cao-miên được thuận lợi. Năm 1631, chúa lại gã công-nữ Ngọc-Khoa cho vua Chiêm-thành Po Romé. Nhờ đó mà có sự hòa hiếu Chiêm-Việt."
Hôn nhân chính-trị nhiều nước đông-tây đã dùng. Đời triều vua nhà Lý thường đem các công chúa gả cho các tù-trưởng các bộ-lạc thượng-du bắc Việt. Các bộ-lạc ấy là những giống dân rất khó kềm chế. Nhờ đó, các vùng ấy được yên ổn. Và là lực lượng ngoại biên vững chắc vùng biên giới Hoa-Việt.
Trong sử liệu Chiêm-thành không ghi chép, nhưng truyền thuyết, tục ngữ, bài hát dân gian có ý trách cứ, cho rằng bà Ngọc-Khoa đã làm vua Po Romé trở nên mê muội, khiến Chiêm-thành sụp đổ.
- Trong bài ca Chiêm-thành: "Ni Danak Po Romé" có câu: "Vua Chiêm-thành có 3 người vợ, hai người có da nâu sậm và 1 người Việt-nam. Cả 3 người đều ghen nhau, cãi vã ồn ào trong cung điện của nhà vua."
- Cổ tích Chiêm-thành "Po Romé" ghi: Do biết tính háo sắc của Po Romé, vua ở Huế bèn chọn công chúa đẹp nhất rồi giả làm người đi buôn vào đất Chiêm-thành. Danh tiếng cô nàng xinh đẹp đến tai vua Po Romé. Vua cho vời đến và say mê, rước về làm vợ. Tức là nàng Bia-Út, hoàng hậu Út.
- Truyền thuyết Chiêm-thành, bà Ngọc-Khoa, Bia-Út, đã dùng sắc đẹp mê hoặc Po Romé, khiến ông chặc bỏ cây "Kraik", biểu tượng thiên liêng của vương quốc Chiêm-thành. Vì vậy sau đó vương quốc này sụp đổ.
- Người Chiêm-thành còn dùng tên bà Bia-Út trong câu thành ngữ để mĩa mai những người béo mập: "Béo như bà Út" (Limuk you Bia-Út).
Vương quốc Chiêm-thành bị diệt vong, người Chiêm-thành có thái độ trách cứ, oán hận, đặt điều với bà Ngọc-Khoa là lẽ đương nhiên. Dẫu rằng Nước Chiêm mất do nhiều nguyên nhân, sự suy yếu của thể chế đưa đến chuyện mất nước là một trong những yếu tố, và người Chiêm trút sự giận giữ, cũng như đổ tội cho bà Ngọc-Khoa (vì rằng bà Ngọc-Khoa có hiện diện trong giai đoạn suy thoái của vương quốc Chiêm-thành, và Chiêm-thành vong quốc bởi những người cùng chủng tộc với bà) thì cũng không có gì lạ.
Nhưng, ở đây, vì rằng sử triều nhà Nguyễn không đề cập đến lý lịch, cuộc đời của hai vị công-nữ mà cuộc hôn phối của họ liên quan tới hai vị vua của hai triều đại nước lân bang, Chiêm-thành và Khmer, một vị trí cao trong xa hội, mẫu-nghi của cả một triều đại. Chỉ trong chuyện lưu truyền, điển tích, truyền thuyết nhân gian, hay trong các biên khảo của giới sử học, thì cũng đã xác nhận sự hiện diện cũng như xác thực sự hiện hữu của hai bà Ngọc-Vạn và Ngọc-Khoa. Cũng như chứng minh được công lao của hai bà trong công cuộc nam tiến của triều nhà Nguyễn.
Xem bài liên kết:
Bài 1-Phả Hệ Nguyễn-Phước Tộc.
Bài 3-Phả Đồ Nguyễn-Phước Tộc
Nhưng, ở đây, vì rằng sử triều nhà Nguyễn không đề cập đến lý lịch, cuộc đời của hai vị công-nữ mà cuộc hôn phối của họ liên quan tới hai vị vua của hai triều đại nước lân bang, Chiêm-thành và Khmer, một vị trí cao trong xa hội, mẫu-nghi của cả một triều đại. Chỉ trong chuyện lưu truyền, điển tích, truyền thuyết nhân gian, hay trong các biên khảo của giới sử học, thì cũng đã xác nhận sự hiện diện cũng như xác thực sự hiện hữu của hai bà Ngọc-Vạn và Ngọc-Khoa. Cũng như chứng minh được công lao của hai bà trong công cuộc nam tiến của triều nhà Nguyễn.
Xem bài liên kết:
Bài 1-Phả Hệ Nguyễn-Phước Tộc.
Bài 3-Phả Đồ Nguyễn-Phước Tộc