Chủ Nhật, 25 tháng 11, 2012

Bài 31 - Kiến tạo - Duy trì và Phát triển.

Khi một sự việc khởi đầu, khó biết rằng chuyển biến theo thời gian sẽ làm trở thành như thế nào. Nhưng dẫu sao, tập quán và văn hóa xứ Việt truyền lại tự ngàn xưa, là con cháu, nên noi theo. Tập tục được gạn lọc theo thời gian, hiện hữu và trường tồn của một dân tộc chẵng phải đánh giá được chân giá trị của nền lễ giáo và văn minh của tập quán đó hay sao. Gia đình, giòng họ tuy chỉ là thành phần nhỏ của cộng đồng, nhưng sự hổ tương lẫn nhau chẵng phải là lý lẽ khởi sự làm tồn tại xứ Việt và văn minh Việt đó sao.
Và sự khởi đầu bao giờ cũng nhỏ bé và khiêm tốn, nhưng không cấm nỗi niềm hoài vọng sẽ to lớn, phong phú và vững chắc nếu điều nhỏ bé đó là đúng đắn, là kêu gọi được sự cộng lực của cộng đồng nhân sự gia đình. Chẵng phải thân tộc được gầy dựng bởi từ hai người đó sao. Và chẵng phải sự đồng lòng quyến thuộc đã tạo thành một giòng họ đó sao. Sự liên kết bao giờ cũng cần thiết. Và mối liên kết bền vững chẵng phải là tấm lòng kính trọng đối với tổ tiên, ông bà đó sao.
Góc nhìn phía trái nhà thờ Nhánh II (phân nhánh ông Tôn-thất Thung), Chi I, phòng 19, hệ 7, Nguyễn-Phước tộc.

Sân vườn của nhà thờ nhánh II, chi I, phòng 19 nhìn từ phía trước.

Nhì trong sân vườn nhà thờ. Phía sau xa là dãy núi Truồi (bên phải) và Bạch Mã (bên trái).

Núi Truồi (bên phải) và núi Bạch Mã (bên trái) cùa dãy Trường Sơn.

Thứ Ba, 3 tháng 7, 2012

Bài 30 - Quốc Chúa Nguyễn-Phúc Chu

Bài viết về Quốc Chúa Nguyễn-Phúc Chu được thu thập từ những bài viết trên Internet. Cập nhật và bổ xung.

Chúa Nguyễn-Phúc Chu khai sáng ra hệ 7 Nguyễn-Phước tộc.
Hệ 7 Nguyễn-Phước tộc còn lại 27 phòng. Phòng 19 là 1 trong 27 phòng của hệ 7.
Ôn Cố tri Tân là bổn phận của con cháu, biết chuyện xưa của ôn-mệ để gắng công duy trì, vun đắp cho họ-tộc ngày càng rực rỡ đễ không phụ lòng ôn-mệ tiền nhân là nghĩa vụ của con cháu vậy.

Quốc chúa Nguyễn-Phúc Chu (阮福), Nguyên quán: xã Hà Long, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa (làng Gia Miêu, huyện Tống Sơn, Thanh Hóa). Năm Sinh: Ất Mão - 1675. Năm mất: Ất Tỵ - 1725.
Là chúa đời thứ 6 thời của các chúa Nguyễn, con trưởng của chúa Anh Tông Nguyễn Phúc Trăn, mẹ là Tống thị Lĩnh. Thuở nhỏ chăm học, tài kiêm văn-võ, được phong là Tả Bính Dinh phó tướng, Tộ Trường Hầu. Kế vị năm Tân Mùi (1691), triều thần tôn là Bình Chương Quân Quốc Trọng Sự, Thái Bảo Tộ Quốc Công, hiệu là Thiên Túng Đạo Nhân, đương thời gọi là Minh Vương. Sau khi hết tang cha, được tôn là Thái Phó, Quốc Công, tôn hiệu là Quốc Chúa.

Mở rộng bờ cõi:
Quốc Chúa có công trong việc mở mang bờ cõi.
Năm Nhâm Thân - 1692, cử Cai Cơ Nguyễn Hữu Cảnh bắt vua Chàm là Bà Tranh, lập phủ Thuận Thành.
Năm Đinh Sửu (1697 - 1698), đặt phủ Bình Thuận (Phan Rang, Phan Rí)
Năm 1698, cử Nguyễn Hữu Cảnh lập phủ Gia Định. Lập huyện Phúc Long (chia đất Đông Phố thêm xứ Đồng nai). Dựng dinh Trấn Biên ở Biên Hòa. Huyện Tân Bình (xứ Sai gòn). Dựng dinh Phiên Trấn, lập xã Minh Hương.
Năm Nhâm Ngọ-Quý Mùi (1702-1703), sai  Trương Phúc Phan đánh tan tàu cướp biển Anh, lấy lại Côn Đảo.
Năm Mậu Tý (1708) [dị bản: 1707] nhận quy thuộc vùng đất Hà Tiên của Mạc Cửu, phong làm Tổng Binh (Mạc Cữu, người Lôi Châu, Quảng Đông, nhà Minh. Tránh nhà Thanh, đến khai phá vùng đất này).
Năm 1710, Chúa cho thu phục 2 nước Thủy Xá, Hỏa xá, thuộc đất Tây Nguyên.
Năm 1711, Chúa sai đo đạt vẽ quần đảo Trường Sa.
(Thử liên hệ quá trình nam tiến của các triều đại trước đó. Năm 1471, vua Lê Thánh Tông đánh chiếm kinh đô Chà Bàn của người Chiêm, thì Đại Việt gồm cả tỉnh Bình Định, ranh giới phía nam đến đèo Cù Mông. Từ đó đến hết thời chúa Nguyễn Hoàng, 1614, tức 143 năm, xứ Thuận Quảng vẫn vậy. Rồi chỉ 68 năm tiếp theo, 4 vị chúa Nguyễn mở rộng thêm 2 tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa. Tức 221 năm, cuộc nam tiến diễn ra chậm chạp, để rồi trong vòng 21 năm, thời chúa Nguyễn Phúc Chu, mở rộng vùng đất Tây Nguyên, tận Hà Tiên và cùng biển Đông rộng lớn)

Giáo Dục - Tôn Giáo:
Chỉnh trang việc nội trị (giáo dục, vỏ bị,...), có nhiều tướng tài (Nguyễn Hữu Dật, Nguyễn Hữu Tiến,....)
Chúa quan tâm đến Nho giáo, và củng cố guồng máy cai trị theo cấu trúc Nho Giáo:
"Năm 1692, cho sửa Văn miếu. Chiêu hiền đãi sỹ, nhẹ thuế,..." (Đại Nam thực lục, tập 1, trang 106)
"Tháng 8 năm 1701 mở khoa thi.Chúa ra đề, lấy trúng cách chính đồ 4 Giám sinh, 4 Sinh đồ, 5 Nhiêu học. Trúng cách khoa văn là 17 người, về thám phỏng là 1 người. (Giám sinh bố trí phủ, Sinh đồ: huyện, Nhiêu đò bổ Huấn đạo, Hoa văn và Thám phỏng bổ vào 3 ty). (Đại Nam thực lục, tập 1, trang 114)
Lịch sử các triều đại vương quyển minh chứng học thuyết: đạo Nho trị quốc, tôn giáo trị tâm, nên duy trì trật tự, đạo đức luân lý vững bền.
Nho giáo nặng về lý tính, phối hợp triết lý Phật, Lão lấy tư duy tuệ tính làm nền tảng đã là đặc điểm trị quốc của đại Việt từ đời Lý-Trần qua sư Vạn Hạnh (Quốc Sư đời Lý).
"Năm Nguyên Phong thứ 1, mùa thu tháng 8, mở khoa thi chung cả 3 giáo lý lấy người ra làm quan". (Nguyễn đăng Thục, Quốc học Việt Nam, trang 159)
"Xét đời Lý, Trần đều tôn sùng Phật, Lão. Cho nên buổi ấy chọn người muốn được thông hiểu cả 2 học phái. Dù rằng chính đạo hay dị đoan đều được tôn sùng, không phân biệt mà học trò đi thi khoa ấy, nếu không học rộng biết nhiều thì cũng không thể đổ được". (Phan Huy Chú, Lịch triều hiến chương loại chí-Khoa mục chí, trang 152)
Chúa Nguyễn-Phúc Chu xây dựng và phát triển đất nước theo tinh thần tư tưởng "Tam giáo đồng nguyên" theo Lý, Trần vậy.
Phật giáo hưng thịnh (xây nhiều chùa, miếu, chùa Thiên Mụ, chùa Mỹ Am,...). Bản thân chúa nêu gương: chay trường ở vườn Côn Gia 1 tháng, phát chẩn.
Lên ngôi chúa năm 17 tuổi, năm 1692 cho sửa chùa Thánh Duyên (núi Túy Vân)
Năm 1695, thiền sư Nguyên Thiều viên tịch, chúa mời thiền sư Thạch Liêm từ Quảng Đông qua dạy đạo cho quan và dân. Năm 21 tuổi, chúa nhận pháp danh Hưng Long và thọ Bồ Tát giới do thiền sư Thạch Liêm đặt năm 1695, đạo hiệu Thiên Túng Đạo Nhân.
Năm 1710 đúc chuông chùa Thiên Mụ (3.285 cân), trên chuông khắc:
"Quốc Chúa Đại Việt Nguyễn-Phúc Chu, nối dòng Tào Động Chánh Tông đời thứ 30, pháp danh Hưng Long, đúc hồng chung này nặng 3.285 cân, an trí ở chùa Thiên Mụ Thiều Tựu để vĩnh viễn cung phụng Tam bảo. Cầu nguyện gió hòa mưa thuận quốc thái dân an, chúng sinh trong pháp giới đều hoàn thành đại viên chủng trí. Năm Vĩnh Thịnh thứ 6, ngày Phật Đản tháng tư Canh Dần".
Năm 1714, trùng tu lại chùa Thiên Mụ (Chưởng Cơ Tống Đức Đạt được ủy thác). Mở hội lớn, chúa ăn cháy tháng và chẩn tế. Phiên Vương Chiêm Thành là Kế Bà Tử cùng hoàng gia có qua dự. Thỉnh bộ Đại Tạng Kinh từ Tàu, cất giữ ở Tàng Kinh Lâu. Dựng bia đá khắc bài minh:
"Việt chi Nam hề, trú thủy trú sơn
Bát sát chi tráng hề, nhật chiếu thiền quang
Tính chi thanh tịnh hề, khê hướng sằn sằn
Quốc chi điện an hề, tứ canh u nhàn
Vô vi chi hóa hề, Nho Thích đồng ban
Ký tư thắng thái hề, nhân quả bồi hoàn
Kiến tiêu lập đích hề, thành tồn tà nhàn"

(Đất Việt phương Nam chừ,có nước có non
Bảo sanh tráng lệ chừ, mặt trời chiếu rạng
Tự tình thanh tịnh chừ, suối tuông một ngọn
Quốc gia an ổn chừ, Nho Thích cùng ban
Ghi cảnh đẹp này chừ, nhân quả tuần hoàn
Dựng bia lưu dấu chừ, chỉnh giữ tà an).

Mất năm Ất Tỵ - 1724 (niên hiệu Bảo Thái thứ 6), thọ 51 tuổi, ở ngôi 34 năm. Có 146 người con (có 38 con trai). Triều đình dâng thụy hiệu là Đô Nguyên Súy Tổng Quốc Chính Tô Minh Vương. Sau, nhà Nguyễn tôn là Hiển Tông, thụy Anh Mô Hùng Lược Thánh Minh Tuyên đạt Khoan Từ Nhân Thứ Hiếu Minh Hoàng Đế, Quốc Chúa. Táng tại núi Kim Ngọc, xã Hương Thọ, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên. Vợ chánh được tôn là Từ Huệ Cung Thục Kinh Phi.

Thứ Năm, 31 tháng 5, 2012

Bài 29 - Lăng Trường-Nguyên.


Bài viết này căn cứ vào bài viết của Hội Đồng Trị Sự Nguyễn-Phước Tộc.
Lăng Trường Nguyên nẳm tại núi Thiên Tôn, là lăng của Đức triệu Tổ Tĩnh Hoàng Đế (Nguyễn Cam - [Kim]), làng Gia Miêu, xã Hà Long, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa.
Hội Đồng Nguyễn-Phước Tộc đã phục chế lại ngày 28 - 10 - 2006.

Nguyễn Cam (Kim) dấy binh tại Thanh Hóa chống nhà Mạc tiếm quyền. Phò Lê Trang Tông. Lại bị Dương Chấp Nhất đánh thuộc độc chết. Vua Lê tặng tước Chiêu Huân Tĩnh Công, táng tại núi Thiên Tôn, huyện Tống Sơn, Thanh Hóa. Tục truyền là được thiên táng.
Theo sách Khâm Định Đại Nam Hội Điển Sự Lệ (tr.317), Lăng Triệu Tổ Tĩnh Hoàng Đế, Tĩnh Hoàng hậu là lăng Trường Nguyên, núi Triệu Tường, tỉnh Thanh Hóa.
Năm Mậu Thìn (1806), vua Gia Long xây phương cơ, vuông, hướng đông để làm nơi bái yết.
Năm Nhâm Ngọ(1822), vua Minh Mệnh dựng phía tả phương cơ 1 đình bia. Dâng bài văn bia và bài minh (bằng chữ Hán) để tưởng niệm công đức của ngài (Chính Biên, quyển 16, năm Minh Mệnh thứ 3, tháng 7, Nhâm Ngọ)
Năm Thiệu Trị thứ 2 (1842), nhân chuyến xa giá Bắc Tuần, vua thân yết Nguyên Miếu, rồi đến núi Triệu Tường vọng bái lăng Trường Nguyên. Xây bia đá khắc bài Ngự Thi.
Hai bài văn bia viết bằng chữ Hán-Nho, đọc để tham khảo và biết thêm ý văn, ý tình của bậc hiền minh đối với Tiên-Tổ.

Tham Khảo
Bài văn bia và bài Minh lăng Trường Nguyên của vua Minh Mạng
(khắc mặt trước bia, đặt để ở lăng Trường Nguyên)

長 原 陵 在 清 葩 之 肇 祥 山 我
Trường Nguyên lăng tại Thanh Ba chi Triệu Tường sơn ngã
肇 祖 靖 皇 帝 寶 衣 之 藏 也 我
Triệu Tổ Tĩnh Hoàng Đế bảo y chi tàng dã ngã
祖 以 累 世 勳 閥 方 藜 祚 式 微 莫 氏 彊 僭 溉 然 以 討 賊 復 讎 爲 已 責 首 唱 義 旅 杙 翊 扶 正 统 藜 氏 中 興 之 業 皆 其 功 也
Tổ dĩ lũy thế huân phiệt phương Lê tộ thức vi Mạc thị cương tiếm khái nhiên dĩ thảo tặc, phục thù vi dĩ trách thủ xướng nghĩa lữ dực phù chính thống Lê thị trung hưng chi nghiệp giai kì công dã.
元 和 十 四 年 神 遊 太 素 乃 陵 斯 山 其 山 勢 聳 拔 重 岡 襀 嶺 擁 其 後 江 流 瀠 迴 于 其 前 三 疊 山 莊 諸 山 對 峙 于 其 左 右 蓋 靈 秀 所 鍾 之 地 惟
Nguyên Hòa thập tứ niên, Thần du Thái tố nãi lăng tư sơn kì sơn thế tủng bạt trọng cương tích lĩnh ủng kì hậu giang lưu uynh hồi vu kì tiền tam điệp sơn Trang Chư sơn đối trĩ vu kì tả hữu cái linh tú sở chung chi địa duy.
天 相 有 徳 有 所 得 以 宅 之 也 我 國 家 億 萬 年 之 業 其 始 于 此 歟 列 聖 相 承 数 百 餘 年 雖 關 河 隔 閡 而 風 雲 長 護 松 楸 青 葱 衣 也 x 我
Thiên tướng hữu đức hữu sở đắc dĩ trạch chi dã ngã quốc gia ức vạn niên chi nghiệp kì thủy vu thử dư Liệt thánh tướng thừa sổ bách dư niên tuy quan hà cách ngại nhi phong vân trường hộ tùng thu thanh thông y dã ký ngã.
世 祖 高 皇 帝 憑 藉 世 徳 應 天 順 人 復 宗 社 之 讎 绁 神 人 之 憤 天 下 大 定 建 廟 于 宋 山 嘉 苗 庄 追 尊帝 號 以 長 原 名 陵 表 諸 庥 之 所 自 也
Thế Tổ Cao Hoàng Đế bằng tạ thế đức ứng thiên thuận nhân phục tông xã chi thù tiết thần nhân chi phẫn thiên hạ đại định kiến miếu vu Tống Sơn Gia Miêu trang truy tôn Đế hiệu dĩ Trường Nguyên danh lăng biểu chư hưu chi sở tự dã.
予, 小 子 纂 承 鴻 業, 思 繼 述 之 孝 幸, 已 秋 有 事 北 巡, 乃 謁 原 廟 拜 山 陵. 覽 山 水 而 知 鐘 毓 之 奇. 愬 本 原 而 感 基 勤 之 襀. 徊 瞻 望 耿 耿 有 懷 陵 之 左 爲 文 以 記 之 庶 乎 我 肇 祖 裕 後 之 慶 我 世 祖 追 逺 之 誠 並 垂 於 有 永 矣. 爰 作 銘 曰
Dư, tiểu tử toản thừa hồng nghiệp, tư kế thuật chi hiếu hạnh, dĩ thu hữu sự bắc tuần, nãi yết Nguyên miếu bái sơn lăng. Lãm sơn thủy nhi tri chung dục chi kì. Tố bản nguyên nhi cảm cơ cần chi tích. Hồi chiêm vọng cảnh cảnh, hữu hoài lăng chi tả vi văn dĩ kí chi thứ hồ ngã Triệu Tổ dụ hậu chi khánh ngã Thế Tổ truy viễn chi thành tịnh thủy ư hữu vĩnh hĩ. Viên tác minh viết:
大 地 諸 靈, 延 我 肇 祖, 扶 x 綱 常, 宣 昭 聖 武, 義 動 鬼 神, 功 垂 宇 宙, 乘 化 而 往, 陵 于 沛 庄, 巒 水 瀠 抱, 松 楸 鬱 蒼, 英 莠 所 萃, 奕 世 而 昌, 有 命 既 集
Đại địa chư linh, diên ngã Triệu Tổ, phù thực cương thường, Tuyên chiêu thánh vũ, nghĩa động quỹ thần, công thùy vũ trụ, thừa hóa nhi vãng, lăng vu bái trang, loan thủy uynh bão, tùng Thu uất thương, anh tú sở tụy, dịch Thế nhi xương, hữu mệnh kí tập
篤 生 神 蓀, 武 功 大 定, 乃 愬 遐 源, 追 帝 立 廟, 陵 名 長 原, 莘 巳 北 巡, 駕 言 至 止, 顧 瞻 山 川, 緬 x 本 始, 勒 之 貞 岷, 垂 億 萬 世.
Đốc sinh Thần tôn, vũ công đại định, nãi tố hà nguyên, truy đế lập miếu, lăng danh Trường Nguyên, Tân Tỵ bắc tuần, giá ngôn chí chỉ, cố chiêm sơn xuyên, miến x bản thủy, lặc chi trinh dân, thùy ức vạn thế.

***

Bài Ngự Thi của vua Thiệu-Trị cảm tác khi bái yết lăng Trường - Nguyên.
(Khắc mặt sau bia đặt để ở lăng Trường Nguyên)

展 謁 肇 祥 山 長 原 陵 禮 成 感 述
Triển yết triệu tường sơn Trường Nguyên lăng lễ thành cảm thuật

景 仰 彌 高 永 對 天
Cảnh ngưỡng di cao vĩnh đối thiên
凇 偢 旺 汽 日 憎 妍
Tùng thu vượng khí nhật tăng nghiên
靈 鍾 毓 慶 邦 家 大
Linh chung dục khánh bang gia đại
感 慕 基 勤 徳 化 先
Cảm mộ cơ cần đức hóa tiên
啟 佑 乾 乾 昌 厥 後
Khải hựu càn càn xương quyết hậu
崇 洪 聖 聖 耿 光 前
Sùng hồng thánh thánh cảnh quang tiền

我 國 家 發 祥 于 清 省 宋 山 縣 嘉 苗 莊. 累 世 閥 閱 奇 x 仁 漸 義 被. 時 黎 昭 宗 為 莫 氏 強 僭, 肇 祖 x 然 有 志 除 暴 安 良, 首 唱 義 骐 翊 扶 正 統. 方 黎 氏 式 微 之 際, 迎 立 莊 宗 建 元 元 和. 讫 成 中 興 永 延 黎 祚 皆 其 功 也.
Ngã quốc gia phát tường vu Thanh tỉnh Tống Sơn huyện Gia Miêu trang. Lũy thế Phiệt duyệt kì luân nhân tiệm nghĩa bị. Thời Lê Chiêu Tông vi Mạc thị cưỡng tiếm, Ngã Triệu Tổ khải nhiên hữu chí trừ bạo an lương, thủ xướng nghĩa kì dực phù chính thống. Phương Lê thị thức vi chi tế, nghênh lập Trang Tông kiến nguyên Nguyên Hòa. Ngật thành trung hưng vĩnh diên Lê tộ giai kì công dã.
元 和 十 四 年 神 游 太 神. 陵 于 是 山, 穴 開 龍 口, 寶 衣 安 x. 饿 而 風 雲 雷 雨, 人 各 驚 及. 齊 會 集 山 石 x 巖, 草 樹 青 鬱, 蹤 跡 無 由, 峻 峙 極 目, 時 尊 為 天 尊 山.
Nguyên Hòa thập tứ niên thần du thái thần. Lăng vu thị sơn, huyệt khai long khẩu, bảo y an táng. Ngạ nhi phong vân lôi vũ, nhân các kinh táng, tễ hội tập sơn thạch toản nham, thảo thụ thanh uất, tung tích vô do, tuấn trĩ cực mục, thời tôn vi Thiên Tôn sơn.
嗣 而 我 太 祖 嘉 x 皇 帝 南 服 肇 基, x 造 邦 國, 聖 聖 相 承, 乾 乾 不 息, 深 仁 厚 澤, 累 洽 重 煕. 皇 天 眷 命 篤 生 我 皇 祖 世 祖 高 皇 帝. 天 授 神 武, x 晳 x 謨. 時 西 山 虐 焰 方 張, 黎 氏 吿 終 鼎 祚. 而 我 皇 祖 以 一 成 一 旅 復 宗 社 之 九, 雪 神 人 之 僨. 誅 西 山 賊, 席 巻 龍 編, 統 一 舆 圖, 奄 有 天 下. 追 尊 我 肇 祖 為 靖 皇 帝, 陵 曰 長 原, 奉 建 肇 祖 廟, 太 廟 于 京, 又 建 原 廟 于 沛, 用 表 慶 源 之 所 自 也.
Tự nhi ngã Thái Tổ Gia Dũ Hoàng Đế nam phục triệu cơ, đề tạo bang quốc, Thánh Thánh tương thừa, càn càn bất tức, thâm nhân hậu trạch, lũy hợp trùng hy. Hoàng Thiên quyến mệnh đốc sinh ngã Hoàng Tổ Thế Tổ Cao Hoàng Đế. Thiên thụ thần vũ, duệ triết tuyên mô. Thời Tây Sơn ngược diễm phương trương, Lê thị cáo chung đỉnh tộ. Nhi ngã Hoàng Tổ dĩ nhất thành nhất lữ phục tông xã chi cửu, tuyết Thần nhân chi phẫn. Tru tây Sơn tặc, tịch quyển Long Biên, thống nhất dư đồ, yểm hữu thiên hạ. Truy tôn ngã Triệu Tổ vi Tĩnh Hoàng Đế, lăng viết Trường Nguyên, phụng kiến Triệu Tổ miếu, Thái miếu vu Kinh, hựu kiến Nguyên Miếu vu Bái, dụng biểu khánh nguyên chi sở tự dã.
我 皇 考 聖 祖 仁 皇 帝, 天 縱 聖 文 創 守 述 作, 明 命 二 年 親 謁 原 廟 祖 陵, 敬 封 其 山 曰 肇 祥 山, 命 築 城 圍 護 原 廟 灭 名 肇 祥 城. 乃 親 制 碑 文 勒 于 貞 珉 用 賁 前 功 而 x 萬 古.
Ngã Hoàng khảo Thánh Tổ Nhân Hoàng Đế, Thiên túng Thánh văn sáng thủ thuật tác, Minh Mệnh nhị niên thân yết Nguyên Miếu tổ lăng, kính phong kỳ sơn viết Triệu Tường sơn, mệnh trúc thành vi hộ Nguyên Miếu, diệc danh Triệu Tường thành. Nãi thân chế bi văn lặc vu trinh dân dụng bí tiền công nhi thùy vạn cổ.
茲 歟 克 遵 舊 制, 親 謁 陵 廟, 景 仰 前 徽, 何 窮 感 幕, 復 覩 埤 誌, 守 澤 尙 x, 椅 歟 祖 徳 子 考 恩 予 天 地 而 長 在, 惟 思 紹 述 以 楊 前 烈 而 裕 後 昆 全 仗 我 祖 考, 保 佑 延 洪 國 家 百 世, x 敬 述 其 事 以 礻 子 孫 永 守 文 謨 武 烈 者 也
Tư dư khắc tuân cựu chế, thân yết lăng miếu, cảnh ngưỡng tiền huy, hà cùng cảm mộ, phục đổ bi chí, thủ trạch thượng tân, Y dư tổ đức tử khảo ân dữ Thiên Địa nhi trường tại, duy tư thiệu thuật dĩ dương tiền liệt nhi dụ hậu côn giai toàn trượng ngã Tổ Khảo, bảo hựu diên hồng quốc gia bách thế. Viện kính thuật kì sự dĩ thị tử tôn vĩnh thủ văn mô vũ liệt giả dã.
祖 恩 浩 浣 情 何 已
Tổ ân hạo hoán tình hà dĩ
考 澤 如 新 淚 復 漣
Khảo trạch như tân lệ phục liên.

Bài Dịch:
Lăng Trường Nguyên ở núi Triệu Tường, thuộc tỉnh Thanh Ba, là mộ phần của Triệu Tổ Tĩnh Hoàng Đế nhà ta. Triệu Tổ vốn dòng dõi nhiều đời quyền thế có công lớn lao, nên khi cơ nghiệp nhà Lê Suy vi, họ Mạc cướp quyền đã khẳng khái lấy việc giết giặc báo thù làm trách nhiệm của mình. Ngài đã khởi xướng nghĩa quân trợ giúp chính thống. Cơ nghiệp trung hưng của nhà Lê đều nhờ công lao của ngài. năm Nguyên Hòa thứ 14, Ngài về với trời đất, rồi xây lăng tại núi đó. Địa thế núi cao vút mà đồi núi chồng chất bao bọc phía sau, sông suối uốn khúc vây quanh phía trước, núi Tam Điệp, núi Trang Chư sừng sững hai bên tả hữu, thật là đất un đúc linh khí. Do trời trợ giúp người có đức nên đem đất đó để dành cho Ngài. Cơ nghiệp ngàn vạn năm của nước ta chẵng phải khởi đầu từ đấy sao ! Tuy Liệt Thánh kế thừa hơn mấy trăm năm, mà lăng ở nơi sông núi cách ngăn, nhưng gió mây luôn che chở, tùng thu mãi xanh um.
Đến khi Thế Tổ cao Hoàng Đế nhà ta, cậy nhờ ân đức nhiều đời, ứng với trời, thuận với người, đã báo được thù cho xã tắc, trừ phẫn hận cho thần nhân, định yên thiên hạ, rồi dựng miếu ở Gia Miêu trang thuộc huyện Tống Sơn, truy tôn Đế hiệu cho Ngài, đặt tên lăng là Trường Nguyên để tỏ phúc lành đều do từ nơi đó. Ta, kẻ tiểu tử kế thừa nghiệp lớn, noi theo đạo hiếu, mùa thu năm Tân Tị nhân có việc Bắc tuần, bèn đến yết Nguyên Miếu, bái sơn lăng. Ngắm núi sông mà biết được nơi khí thiên un đúc lạ kỳ. Ngớ đến cội nguồn mà cảm công vất vả xây dựng cơ đồ. Bồi hồi chiêm ngưỡng, ray rức hồi tưởng nên làm bài văn ghi nhớ đặt bên trái của lăng, khiến phúc lành của Triệu Tổ để lại cho con cháu cùng với lòng thành nhớ đến tổ tiên của Thế Tổ nhà ta được lưu lại mãi về sau.
"Đất chứa khí thiên - Sinh ra Triệu Tổ - Gây dựng cương thường - Tỏ rõ Thánh võ - Nghĩa động quỷ thần - Công đầy vũ trụ - Cỡi rồng mà đi - Lăng ở Bái trang - Núi non vây bọc - Tùng thu xanh um - Un đúc anh linh - Lành tốt nối đời - Mệnh trời đã đến - Sinh được cháu thần - Võ công định yên - Truy lại nguồn gốc
- Tôn Đế, lập miếu - Tên Gọi Trường Nguyên - Tân Tị bắc tuần - Xa giá đến nơi - Ngưỡng chiên sông núi - Nghĩ đến cội nguồn - Khắc lên bia đá - Để lại vạn đời"

Bài dịch bài Ngự Thi của vua Thiệu Trị cảm tác
Bái yết lăng Trường Nguyên ở núi Triệu Tường, sau khi lể xong cãm tác:

Cảnh ngưỡng di cao vĩnh đối thiên
Tùng thu vượng khí nhật tăng nghiên
Linh chung dục khánh bang gia đại
Cảm mộ cơ cần đức hóa tiên
Khải hựu càn càn xương quyết hậu
Sùng hồng thánh thánh cảnh quang tiền

Lớn lao thay nước ta phát điềm lành từ trang Gia Miêu huyện Tống Sơn, tỉnh Thanh, nhiều đời quyền thế có công lớn lao, nhân nghĩa thấm khắp. Thời đó Lê Chiêu Tông bị họ Mạc tiếm quyền. Triệu Tổ nhà ta khảng khái có chí trừ bạo, an dân, đứng lên dựng cờ khởi nghĩa, trợ giúp chính thống. Đang lúc họ Lê suy tàn, Triệu Tổ đón vua Trang Tông lên ngôi, lấy niên hiệu là Nguyên Hòa. Tạo được vận trung hưng của nhà Lê đều do công của Ngài. Năm Nguyên Hòa thứ 14, Ngài về trời. Lăng ở tại núi này, miệng rồng mở huyệt là nơi an táng hình hài. Phút chốc sấm sét gió mưa, ai nấy đều kinh hoảng tán loạn. Đến khi tạnh yên thì đá chồng chất thành núi cao, cây cỏ xanh um, chẵng biết tung tích, chỉ thấy núi sừng sững trước mắt. bấy giờ tôn xưng là núi Thiên Tôn. Về saqu Thái Tổ Gia Dũ Hoàng Đế nhà ta thu phục phương nam, tạo dựng nước nhà, các Thánh nối tiếp, vườn dài không dứt, chồng chất ân trạch, càng thêm rực rỡ. Trời cao đã chiếu cố đã khiến sinh ra được Hoàng Tổ Thế Tổ Cao Hoàng Đế. Trời cao thần vũ, cơ mưu sáng suốt. Lúc đó Tây Sơn thanh thế bạo ngược mà vận nhà Lê cáo chung. Nhưng Hoàng Tổ nhà ta với một đạo quân một lần ra sức mà trả được thù cho tông miếu,gột được phẩn hận cho thần và người. Diệt giặc tây Sơn, thu phục Long Biên mà thống nhất cơ đồ mà chiếm lấy thiên hạ. Rồi truy tôn Triệu Tổ là Tĩnh Hoàng Đế, lăng gọi là Trường Nguyên, cho dựng Triệu tổ miếu và Thái Tổ miếu ở kinh đô, lại dựng Nguyên miếu ở quê quán để tỏ nguồn phước phát khởi từ đây. Hoàng Khảo nhà ta thánh Tổ Nhân Hoàng Đế với thánh văn sáng thuật thiên bẩm, năm Minh mệnh thứ 2 tự thân bái yết Nguyên miếu và lăng Tổ, kính phong cho núi nay là Triệu Tường, lệnh cho xây thành bao bọc che chở Nguyên miếu, cùng gọi là Triệu Tường thành. Rồi tự thân làm văn bia khắc vào đá để sáng tỏ công lao đời trước mà để lại cho vạn đời sau. ta tuân theo phép cũ, tự thân đến bái yết lăng miếu, ngưỡng trông vẻ vang của tiền nhân mà cảm mến không cùng. lại đọc bia kí nét bút còn tươi. Đức Tổ khảo ân như trời đất mà còn mãi, nên chỉ nghĩ đến trăm đời. bèn kính thuật sự việc để chỉ bảo cho con cháu giữ gìn mãi rực rỡ của văn võ.
Tổ ân hạo hoán tình hà dĩ,
Khảo trạch như tân lệ phục liên.



Quần thể khu lăng miếu Triệu Tường năm 1945.

Lăng Trường Nguyên phục chế lại bởi hội đồng Nguyễn-Phước tộc.

Ngôi đình Gia Miêu.

 Lăng Trường Nguyên - đình Gia Miêu - nhà thờ Gia Miêu.




Bài 28 - Hệ và Phòng Trong Gia Tộc Nguyễn-Phước.


Từ bài 2, có nói về sự phân chia hệ phái. Nay nói thêm.
Hệ: , Tiếp tục, kế thừa, liên quan theo 1 trật tự nhất định. Thế Hệ : 世系.
Phòng: , Chi, ngành trong gia tộc.
Chi: , phân nhánh.
Một giòng họ tồn tại và lưu truyền qua nhiều đời kế tục. Đời ông kế tiếp đời cha, kế tiếp đời con. Mỗi đời gọi là 1 Hệ.

Khi nói đến, hay hỏi han 1 người thuộc giòng họ Tôn-thất, thường hay hỏi về Hệ - Phòng - Chi.
Là để minh định thuộc về thế hệ (đời ông Tổ thuộc thế hệ Chúa nhà Nguyễn nào), và thuộc về chi nhánh của ngài Tổ nào của thế hệ đó.
[ví dụ : Hệ 7, Phòng 19, chi I :
Hệ 7 : Thế hệ của chúa Nguyễn-Phúc Chu.
Phòng 19 : Vị Hoàng tử thứ 19.
Chi I : Chi phái nhánh nhất (1)].

Như vậy, vua Minh Mạng đề đặt lại sự phân hệ của Gia tộc Nguyễn-Phước, được tính từ đời ông Nguyễn Cam (Kim), gọi là Hệ I.
Tiền Hệ: (thuộc Tiền Biên)
Hệ I: Nguyễn Cam (Kim)
Hệ II: Nguyễn Hoàng
Hệ III: Nguyễn-Phúc Nguyên
Hệ IV: Nguyễn-Phúc Lan
Hệ V: Nguyễn-Phúc Tần
Hệ VI: Nguyễn-Phúc Thái
Hệ VII: Nguyễn-Phúc Chu
Hệ VIII: Nguyễn-Phúc Chú
Hệ IX: Nguyễn-Phúc Khoát
Hệ X: Nguyễn-Phúc Thuần
Hệ X: Nguyễn-Phúc Côn

Đế Hệ: (thuộc Chánh Biên)
Hệ XI: Nguyễn-Phúc Ánh (vua Gia Long)
Hệ XII: Nguyễn-Phúc Kiểu (vua Minh Mạng)
Hệ XIII: Nguyễn-Phúc Tuyền (vua Thiệu Trị)
Hệ XIV: Nguyễn-Phúc Thì (vua Tự Đức)
Hệ XIV: Nguyễn-Phúc Thăng (vua Hiệp Hòa)
Hệ XV: Nguyễn-Phúc Ưng Châu (vua Dục Đức)
Hệ XV: Nguyễn-Phúc Biện (Đồng Khánh)
Hệ XV: Nguyễn-Phúc Hạo (vua Kiến Phúc)
Hệ XV: Nguyễn-Phúc Minh (vua Hàm Nghi)
Hệ XVI: Nguyễn-Phúc Chiêu (vua Thành Thái)
Hệ XVI: Nguyễn-Phúc Tuấn (vua Khải Định)
Hệ XVII: Nguyễn-Phúc Hoảng (vua Duy Tân)
Hệ XVII: Nguyễn-Phúc Thiên (vua Bảo Đại)

Thông lệ thì người con trai cả của Chúa (hay Vua) được kế truyền (điều này không nhất thiết trong gia tộc Nguyễn-Phước, có thể là con thứ sẽ là người kế truyền). Các hoàng tử còn lại sẽ lập thành Phòng (). Nếu vì Vương có nhiều con trai thì hệ đó () sẽ có nhiều Phòng.
Ví dụ:
Hệ VII: là hệ của Chúa Nguyễn Phúc Chu.
Như vậy, chúa Nguyễn Phúc Chu là vì Vương khái sáng ra hệ VII.
Chúa có 4 người con gái và 38 người con trai (xem lại bài 2), nhưng chỉ còn lại 27 người con trai, và chia làm 27 phòng. Mỗi vị hoàng Tử là 1 Phòng.
Hoàng tử thứ 1, kế truyền ngôi Chúa (Nguyễn-Phúc Thụ - Chú).
Kể từ Hoàng Tử thứ 2 thì lập thành Phòng 2 trở lên (phòng 3, phòng 4,....).

Hệ 7: con cháu trực hệ của Chúa thứ 7 Nguyễn Phúc Chu.
Phòng 19: con cháu của vị Hoàng thử thứ 19 Nguyễn Phúc Truyền.
(kể từ thời vua Minh Mạng, các con cháu thuộc Tiền Hệ - con cháu chúa - đều dổi thành Tôn-thất (nam), Tôn nữ (nữ). Nhuyễn-Phúc Truyền đổi thành Tôn-thất Truyền).
Vậy, Tổ khai sáng hệ 7, phòng 19 là: Tôn-thất Truyền.

Chi : (Nghĩa là phân nhánh) Khi con cháu đông đúc, để tiện việc quảng lý giòng họ, tự đời xưa, đã minh định kể từ đời thứ 5, thì tách phân thành nhánh. Vừa tiện việc quảng lý con cháu, vừa tiện việc cúng tế ông bà. Tuy rằng không nhất thiết, nhưng tùy thuộc số lượng đông đảo của con cháu mà phân nhánh.
Về các giòng họ khác (Đinh - Lê - Lý - Trần,....) thì các con cháu kể từ đời thứ 5 trở đi có thể kết hợp thành hôn phối. Nhưng đối với giòng họ Nguyễn-Phước Tôn-thất thì tuyệt đối không được lập gia thất với nhau (Nghĩa là Tôn-thất, Tôn nữ không được lập gia thất với nhau. Đây là luật của giòng Đế Vương họ Nguyễn-Phước, là bất di bất dịch. Kể cả giòng chúa Tôn-thất -Tôn nữ (Tiền, Phiên hệ) cũng không được thành hôn phối với các con cháu giòng vua (Đế hệ), như Hồng, Ưng, Bửu, Vĩnh,.... (Công Tôn nữ, Công Tằng Tôn nữ, Công Huyền Tôn nữ,...). Từ đời nhà chúa Nguyễn là mang tội chết)

Vậy, trong phả hệ Nguyễn-Phước, hệ 7, phòng 19, từ đời ông Tôn-thất Nhâm (đệ III thế), thì phân thành Chi.
(xem bài 2 - 3)
Ông Tôn-thất Nhâm có 6 người con trai, theo thứ tự:
Tôn-thất Sử (con ngoại hôn)
Tôn-thất Hàn
Tôn-thất Sự
Tôn-thất Trị (vô tự)
Tôn-thất Vị
Tôn-thất Chiêu

Khi phân chỉ có 4 chi:
Chi I : Tôn-thất Hàn
Chi II : Tôn-thất Sự
Chi III : Tôn-thất Vị
Chi IV : Tôn-thất Chiêu
Vậy, chúng ta (con cháu ông Tôn-thất Hòe), là con-cháu-chắc của ông Tôn-thất Hàn, thuộc chi I.

Hệ 7, Phòng 19, Chi I :
Hệ chúa thứ 7 : Chúa Nguyễn Phúc Chu.
Phòng 19 : Hoàng tử thứ 19 : Nguyễn Phúc Tôn-thất Truyền.
Chi I : Chi-Nhánh I của ông Tôn-thất Hàn

Xem bài 13: Phần mộ ngài Tôn-thất Hàn và phu nhân-Đệ IV thế-Hệ 7-Phòng 19
Xem bài 22: Bản phả hệ Tôn-thất phả hệ 7-Phòng 19-Chi I-Đệ IV thế-Tôn-thất Hàn

Tham Khảo:
1) Chúa thứ tư là Thần-Tông Hiếu-Chiêu Hoàng-Đế Nguyễn-Phúc Lan (Chúa Thượng) chỉ có 1 người con trai kế tự (Nguyễn-Phúc Tần) và chúa thứ sáu là Anh-Tông hiếu-Nghĩa Hoàng-Dế Nguyễn-Phúc Thái (Chúa Nghĩa) chỉ có 1 người con trai kế tự (Nguyễn-Phúc Chu) nên hệ 4 và hệ 6 không có phòng.
Chúa thứ 10 là Duệ-Tông Hiếu-Định Hoàng Đế Nguyễn-Phúc Thuần không có con trai, chỉ có 1 con gái, nên cũng không có phòng.
(Hệ 4, hệ 6, hệ 10 không có phòng)

2) Khi chúa Nguyễn Hoàng xuôi vào nam, các con cháu của chúa Nguyễn Kim, chúa Nguyễn Hoàng còn ở lại đàng ngoài (miền bắc), dù hợp tác với chúa Trịnh hay không, đều đổi thành Nguyễn-Hựu.
(Nguyễn Vịnh, Nguyễn Mặc (con của Nguyễn Hán, cháu nội Thái Tổ Nguyễn Hoàng) làm quan dưới triều vua lê, chúa Trịnh)
(Hậu duệ của Đảng-Khấu Tướng-Quân Uy-Xuân-Hầu Nguyễn Tôn Thái (em ruột của Triệu Tổ Nguyễn Kim) cũng chỉ được ban công-tánh là Nguyễn-Hựu).

3) Nguyễn Hạp, Nguyễn Trạch bị kết tội phản nghịch (con của Nguyễn-Hoàng), khai trừ khỏi họ Nguyễn-Phúc, con cháu về sau đổi thành Nguyễn-Thuận

4) Vua Minh mạng, với ý phân định rõ các thế hệ và nhánh phái Hoàng Tộc lâu dài, và cũng không ngoài mục đích quy tụ giòng giõi Hoàng Tộc Nguyễn-Phúc bao trùm cả nước Đại Việt (An Nam) trong liên hệ huyết thống để cùng nhau giữ nước, nên đặt ra các bài thi minh định hệ và phái (chi).

a) Đế hệ thi: (nhánh vua Minh Mạng)
Miên - Hường - Ưng - Bửu - Vĩnh
Bảo - Quý - Định - Long - Trường
Hiền - Năng - Kham - Kế - Thuật
Thế - Thoại - Phúc - Gia - Xương

b) Về phái nữ, con gái vua Minh Mạng được phong là Công-Chúa
(Công-Chúa An-Phú, Nguyễn-Phúc Khuê-Gia)
Hàng nữ con cháu nội được phong là :
- Cháu nội gái: Công nữ / cùng thế hệ Hường (Hồng)
- Chắt nội gái: Công Tôn nữ / cùng thế hệ Ưng
- Chiu nội gái: Công Tằng Tôn nữ / cùng thế hệ Bửu
- Chút nội gái: Công Huyền Tôn nữ / cùng thế hệ Vĩnh
- Chít nội gái: Lai Huyền Tôn nữ / cùng thế hệ Bảo
(Kế đến các thế hệ nối tiếp, đều gọi là Huyền Tôn nữ (?))

c) Phiên hệ thi 1 (chi nhánh Đông Cung Hoàng Thái Tử Nguyễn Phúc Cảnh. Con thứ 2 của đức Thế Tổ, mẹ là Thừa Thiên cao Hoàng hậu. (phiên))
Mỹ - Duệ - Tăng - Cường - Tráng
Liên - Huy - Phát - Bội - Thương
Linh - Nghi - Hàm - Tốn - Thuận
Vỹ - Vọng - Biểu - Khôn - Quang
(Kỳ Ngoại Hầu Cường Để)

d) Phiên hệ thi 2 (Chi Kiến-An Vương Nguyễn-Phúc Đài. Con thứ 5 của đức Thế Tổ, cùng mẹ với Thánh Tồ)
Lương - Kiến - Ninh - Hòa - Thuật
Du - Hành - Suất - Nghĩa - Phương
Dưỡng - Di - Tương - Thức - Hảo
Cao - Túc - Thể - Vi - Tường

e) Phiên hệ thi 3 (chi Định-Viễn Quận Vương Nguyễn-Phúc Bính. Con thứ 6, mẹ là Tiệp Dư Dương thị Sự)
Tĩnh - Hoài - Chiêm - Viễn - Ái
Cảnh - Ngưỡng - Mậu - Thanh - Kha
Nghiễm - Khác - Do - Trung - Đạt
Liên - Trung - Tập - Cát - Đa

d) Phiên hệ thi 4 (chi Diên-Khánh vương Nguyễn-Phúc Tấn. Con thứ 7, mẹ là Chiêu Nghi Nguyễn thị Điền)
Diên - Hội - Phong - Hanh - Hiệp
Trọng - Phùng - Tuấn - Tuấn - Lãng - Nghi
Hậu - Lưu - Thành - Tú - Diệu
Diễn - Khánh - Thích - Phương - Huy

e) Phiên hệ thi 5 (chi Điện-Bàn Nguyễn-Phúc Phổ. Con thứ 8, mẹ là Cung tần Nguyễn thị Thoại)
Tín - Diện - Tư - Duy - Chính
Thành - Tồn - Lợi - Thỏa - Trinh
Túc - Cung - Thừa - Hữu - Nghị
Vinh - Hiển - Tập - Khanh - Danh

f) Phiên hệ thi 6 (chi Thiệu-Hóa Quận Vương Nguyễn-Phúc Chẩn. Con thứ 9, cùng mẹ với Thánh Tổ)
Thiện - Thiệu - Kỳ - Tuần - Lý
Văn - Tri - Tại - Mẫn - Du
Ngưng - Lân - Tài - Chí - Lạc
Địch - Đạo - Doãn - Phu - Hưu

g) Phiên hệ thi 7 (chi Quảng-uy công Nguyễn-Phúc Quân. Con thứ 10, mẹ là Đức Phi Lê thị Bình)
Phụng - Phù - Huy - Khải - Quảng
Kim - Ngọc - Trác - Tiêu - Kỳ
Điển - Học - Kỳ - Gia - Chí
Đôn - Di - Khắc - Tự - Trì
(Nhánh này không có người kế tự)

h) Phiên hệ thi 8 (chi nhánh Thành-Tín Quận Vương Nguyễn-Phúc Cự. Con thứ 11, cùng mẹ với Quảng Uy Công)
Thường - Cát - Tuân - Gia - Huấn
Lâm - Trang - Túy - Thanh - Cung
Thận - Tu - Di - Tấn - Đức
Thọ - Ích - Mậu - Tân - công

i) Phiên hệ thi 9 (chi nhánh An-Khánh Vương Nguyễn-Phúc Quang. Con thứ 12, mẹ là Mỹ Nhân Trịnh thị Thanh)
Khâm - Tùng - Xưng - Ý - Phạm
Nhã - Chính - Thủy - Hoằng - Qui
Khải - Để - Đằng - Cần - Dự
Quyến - Ninh - Cộng - Tập - Hy
(An-Khánh Vương không con, cháu là Nguyễn-Phúc Diên Điệp được làm con nuôi kế tập đổi tên là Khâm Thịnh)

j) Phiên hệ thi 10 (chi nhánh Từ-Sơn Công nguyễn-Phúc Mão. Con thứ 13, mẹ là Chiêu Dung Nguyễn thị Tần)
Từ - Thể - Dương - Quỳnh - Cẩm
Phu - Văn - Ái - Diệu - Dương
Bách - Chi - Quân - Phụ - Dực
Vạn - Diệp - Hiệu - Khuông - Tương

(Để tránh lầm lẫn với họ Dương văn, ...(các họ trùng lắp), công tánh Dương của Nguyễn-Phúc thêm họ Nguyễn Phúc hoặc công tánh Tôn-thất đằng trước Nguyễn-Phúc Từ Đàn, Tôn-thất Thể Ngô, Tôn-thất Dương Kỵ, Tôn-thất Quỳnh Nam ...)

Bài 27 - Hoàng Thị Ngọc-Nhụy: Con Dâu Nhà Họ Tôn-thất, Nhân Hậu và Gian Nan !

Xem những hình ảnh và bài viết của Xinh-Hoàng thị Ngọc-Nhụy.
[Là vợ ông Tôn-thất Thung, là mẹ của Tôn-thất Thọ]
Con gái thứ 2 của ông Hoàng-Trọng Đồng và bà Trần thị Lài, trong 1 gia đình 9 người con (6 gái 3 trai).
bà Ngọc-Nhụy kết hôn với ông Tôn-thất Thung: 31-12-1948, và có 11 người con (5 gái và 6 trai).
(1931 - 2005)

Blog của me Xinh (Hoàng thị Ngọc Nhụy)
Blog của Thọ-Tôn
Blog của Nhì
Blog của me Xinh
Blog của Thọ-Tôn


Hai bài thơ làm sau cùng của bà Hoàng thị Ngọc-Nhụy. (xem những vần thơ của bà Ngọc-Nhụy trong những blogs trên)

Lời Mẹ

Nếu có bao giờ con yêu Mẹ
Hãy yêu đi khi Mẹ còn đây
Còn biết được những giòng tình cãm
Ngọt ngào êm dịu lẫn nồng say

Hãy yêu đi khi Mẹ còn biết
Đừng chờ đến lúc Mẹ ra di
Ghi lời yêu quí trên Bia đá
Ý từ trên phiếm đá vô tri

Hãy nói lên đều con muốn nói
Đừng chờ đến lúc Mẹ ngũ say
Một giấc ngũ không bao giờ dậy
Ngàn năm ngăn cách chẵng ngày mai

Đó là chia ly là tiễn biệt
Chẵng bao giờ nghe được tiếng con
Nếu yêu Mẹ dù là một chút
Hãy nói đi khi Mẹ sống còn

Nói đi con lời nào yêu dấu
Cã tấm lòng hiếu thảo của con
Để Mẹ nâng niu như báu vật
Cho tình mẫu tử thấm như son.

o0o


Lời của Mẹ

Con hãy nói đi nói thật nhiều
Rằng con yêu Mẹ biết bao nhiêu
Bằng những gì mà con dang có
Như từng nhịp đập của tinh yêu

Mẹ̣ đã nghe và đã thấy rồi
Lời con đang nói đượm trên môi
Nuớc mắt chãy đầy trong đôi mắt
Tình yêu thương thật là thế thôi

Mẹ cũng đang nghe tiếng lòng con
Nức nở khi nhìn thân héo mòn
Của tuổi thu đông đang xâm chiếm
Những đều Mẹ chất cao bằng non

Và đây cho Mẹ thưởng con yêu
Một tình thương mến được bấy nhiêu
Là máu trong tim Mẹ đang chảy
Trong tấm thân này hởi con yêu.

Liên kết:


Bài 26 - Viếng Lăng Mộ Ôn-Mệ Ngoại: Ôn Hoàng Trọng-Đồng và Mệ Trần Thị lài.


Ôn ngoại Hoàng-Trọng Đồng, nguyên quán Mỹ-lợi, là em trai của Đức Từ-Cung (Hoàng thị Cúc, là vợ của vua Khải-Định). Tam Phẩm Thị Vệ triều Nguyễn.
Sinh: 15-7 Kỷ Hợi (1899) - Mất: 15-7 Đinh Mão (1987)

Chánh Thất:
Mệ ngoại Trần thị Lài
Nguyên quán: Hương-cần, Thừa-thiên.

Con gái:
1 - Hoàng thị Phương-Liên (1929)
Chồng: Hồ văn Hiếu (Thiếu tá QLVNCH)
2 - Hoàng thị Nhọc-Nhụy (1931-2005)
Chồng: Tôn-thất Thung (Trung tá QLVNCH - 1929-1973)
3 - Hoàng thị Phương-Anh (1932-1975)
Chồng: Trương Công Long (Công chức, 1929-1969)
4 - Hoảng thị Yên-Chi (1934)
Chồng: Nguyễn Lộc (Thiếu tá QLVNCH, )
5 - Hoàng thị Phương-Dung (1936)
Chồng: Lê văn Thúy
9 - Hoàng thị Thủy-Tiên (1947 - cữ nhân)
Chồng: Trần Đình Tùng (Quân Y / QLVNCH)

Con trai:
6 - Hoàng-Thế Diệm (1939 - trung tá QLVNCH)
Vợ: Mỹ
7 - Hoàng-Thế Định (1941 - Thiếu tá Quân Y / QLVNCH)
Vợ: Tôn nữ thị Vĩnh (cữ nhân văn khoa)
8 - Hoàng-Thế Hiệp (1943 - cữ nhân / giáo viên)
Vợ: Hường

 Mộ ôn Ngoại Hoàng-Trọng Đồng, bên phải khuôn viên chùa Quốc Ân, dưới chân núi Ngự Bình.

 Tôn-thất Thưởng (cháu ngoại), Tôn-thất Thụy (chắc ngoại) bên bia ôn ngoại Đồng.

 Tôn-thất Thưởng (cháu ngoại), Tôn-thất Thụy (chắc ngoại) bên bia ôn ngoại Đồng.

 Tôn-thất Thúc, Tôn-thất Thưởng (cháu ngoại), Tôn-thất Thụy (chắc ngoại) bên mộ ôn ngoại Đồng.

Mộ ôn ngoại Đồng ở dưới chân núi Ngự Bình, trong khuôn viên chùa Quốc Ân.

 Mộ mệ ngoại Trần thị Lài, gẩn chùa Tra Am.

 Tôn-thất Thụy (chắc ngoại), Tông-thất Thưởng, Tôn-thất Thúc (cháu ngoại) bên bia mệ Lài.

Tôn-thất Thọ, Tôn-thất Thưởng (cháu ngoại) bên bia mệ ngoại Lài.


Bài 25 - Một Điều Đặc Biệt Thú Vị Của Người Xưa !


Cây mỗi cành, nhà mỗi cảnh. Người xưa hoặc giả người nay đều có 1 ý niệm hoặc 1 điều tâm niệm. Và thực hiện hay tỏ bày trong những sinh hoạt của riêng mình hay gia đình mình. Chính rứa, 1 trong những điều bày tỏ 1 ước vọng đôi khi qua cách đặt tên cho con cái. Đây cũng là 1 nét đặc thù của nề nếp văn hóa.

尊 室 穎
Tôn-Thất Dĩnh
: dĩnh
Ngọn lúa, đầu bông lúa. ◇Thư Kinh 書經: Đường Thúc đắc hòa, dị mẫu đồng dĩnh 唐叔得禾, 異畝同穎 (Vi tử chi mệnh 微子之命) Đường Thúc có được thứ lúa, khác khu ruộng mà cùng một ngọn lúa.

尊 室 柳
Tôn-Thất Liễu
: liễu
Cây liễu. ◇Nguyễn Du 阮攸: Thành nam thùy liễu bất câm phong 城南垂柳不禁風 (Thương Ngô Trúc Chi ca 蒼梧竹枝歌) Thành nam liễu rủ khôn ngăn gió.

尊 室 槐
Tôn-Thất Hòe
: hòe
Cây hòe. § Ngày xưa gọi ba quan công chín quan khanh là tam hòe cửu cức 三槐九棘. Vì thế đời sau gọi các quan khanh tướng là thai hòe 台槐 hay hòe tỉnh 槐省.
Lại gọi cảnh chiêm bao là Hòe An quốc 槐安國 giấc hòe. Xem chữ kha trong Nam Kha 南柯. ◇Nguyễn Trãi 阮廌: Vãng sự không thành hòe quốc mộng 往事空成槐國夢 (Kí cữu Dị Trai Trần công 寄舅易齋陳公) Chuyện đã qua luống thành giấc chiêm bao (mộng nước Hòe).

尊 室 桂
Tôn-Thất Quế
: quế
Cây quế, dùng làm thuốc được. ◇Chu Văn An 朱文安: Lão quế tùy phong hương thạch lộ 老桂隨風香石路 (Miết trì 鱉池) Quế già theo gió thơm đường đá. § Ghi chú: Tục gọi cái bóng đen ở trong mặt trăng là cóc, là thỏ, là cây quế. Đời khoa cử, ai đỗ khoa hương gọi là thiềm cung chiết quế 蟾宮折桂 bẻ quế cung trăng, quế tịch 桂籍 là sổ ghi tên những người thi đậu.

尊 室 稌
Tôn-Thất Đồ (Nhu/ sau đổi tên là Kiểm)
: đồ - nhu
Lúa nếp. § Tức là nhu : (Lúa nếp, gạo nếp, dùng cất làm rượu được).

尊 室 棠
Tôn-Thất Đường
: đường
Cây đường, có hai thứ trắng và đỏ, thứ đỏ dắn mà dẻo, đời xưa dùng đóng can cung, thứ trắng có quả ăn được. ◇Thi Kinh 詩經: Tế phí cam đường 蔽芾甘棠 (Thiệu nam 召南, Cam đường 甘棠) Sum suê cây cam đường. § Nói về chỗ ông Triệu Bá 召伯 xử kiện cho dân. Người đời sau lưu làm chỗ ghi nhớ. Vì thế, nay gọi ân trạch của quan địa phương lưu lại là cam đường 甘棠 hay triệu đường 召棠.
Cây sa đường 沙棠 gỗ dùng để đóng thuyền. ◇Nguyễn Du 阮攸: Đường chu lan trạo nhật tân phân 棠舟蘭棹日繽紛 (Thương Ngô Trúc Chi ca 蒼梧竹枝歌) Thuyền bằng gỗ đường, chèo bằng gỗ lan suốt ngày nhộn nhịp.

尊 室 梧
Tôn-Thất Ngô
: ngô
Ngô đồng 梧桐 cây ngô đồng.

尊 女 氏 林(琳)
Tôn nữ thị Lâm
: lâm
Rừng. ◎Như: trúc lâm 竹林 rừng tre, san lâm 山林 núi rừng, phòng phong lâm 防風林 rừng ngăn chống gió. ◇Nguyễn Du 阮攸: Thu mãn phong lâm sương diệp hồng 秋滿楓林霜葉紅 (Nhiếp Khẩu đạo trung 灄口道中) Thu ngập rừng phong, sương nhuộm đỏ lá.
: lâm
Một thứ ngọc đẹp.

尊 女 氏 柑
Tôn nữ thị Cam
: cam
Cây cam. § Trái của cây cam cũng gọi là cam . ◎Như: kim cam 金柑 cam vàng.

尊 女 氏 紅
Tôn nữ thị Hường
: hoa
百日紅 bách nhật hồng - tử vi 

Bài 24 - Ngài Tôn-thất Dĩnh và Bản Phả Hệ Tôn-thất Hệ 7, Phòng 19, Chi I, Đệ VI Thế.


Bản Tôn-thất Phả Hệ 7 - Phòng 19 Chi I (Trích từ bản viết theo trí nhớ của bác Tôn-thất Chi).
Cuộc dâu-bể, đổi thay làm mất mát. Phả hệ chi I, không còn. Thu lượm, chắp nối, để biên soạn.
Đệ VI Thế: Tôn-thất Dĩnh


Bản viết tay theo trí nhớ của bác Tôn-thất Chi
第 六
Đệ Lục Thế
尊 室 穎
Tôn-thất Dĩnh

Tháng năm sinh Không rõ. Chết ngày 21-4 Âm Lịch. Lăng tại làng Diêm Trường, xã Vinh Hưng, Huyện Vinh Lộc.
Cha là Tôn-thất Bình. Ngày tháng sinh không rõ. Chết ngày 25-3 âm lịch. Mộ táng tại làng Diêm Trường, xã Vinh Hưng, huyện Vinh Lộc
Mẹ là Nguyễn thị Mai, ngày tháng sinh và chết không rõ. Mộ táng gần chồng.
Chánh thất: Họ Hồ thị (họ ông Hương Nhạ, cha anh hách, ở Diêm Trường). Sanh hạ 1 trai: Tôn-thất Liễu.
Thứ thất: Hà thị Xuyến, quê quán ở Bình Định. Chết ngày 1-1 năm Đinh Hợi. Lăng táng tại làng Nam Trường, xã Vinh Giang, huyện Vinh Lộc.
Thứ thất: (Khuyết danh) (người làng Nghi Giang, xã Vinh Giang, huyện Vinh Lộc)
Sanh hạ: 6 trai, 3 gái.
尊 室 柳
Tôn-thất Liễu
尊 室 槐
Tôn-thất Hòe
尊 室 粱
Tôn-thất Lương
尊 室 桂
Tôn-thất Quế
尊 室 稌
Tôn-thất Kiểm (Đồ/Nhu)
尊 室 棠
Tôn-thất Đường
尊 室 梧
Tôn-thất Ngô
尊 女 氏 林 (琳)
Tôn nữ thị Lâm
尊 女 氏 (紅)
Tôn nữ thị Hường (Hồng)
尊 女 氏 柑
Tôn nữ thị cam



Tôn-thất Thọ (chắc), Tôn-thất Thụy (chút nội) ở mộ ôn cố, sơ Dĩnh, Diêm Trường, Vinh Hưng

Tôn-thất Thụy (Chút nội) bên bia ôn Dĩnh.

Tôn-thất Thụy (chút nội) bên mộ mệ Xuyến, Nam Trường, Vinh Giang.

Tôn-thất Thụy (chút nội) bên mộ mệ Xuyến, Nam Trường, Vinh Giang.

Tôn-thất Thụy (chút nội) bên mộ mệ Xuyến, Nam Trường, Vinh Giang.


Bài 23 - Ngài Tôn-thất Bình và Bản Tôn-thất Phả Hệ 7, Phòng 19, Chi I, Đệ V Thế.


Bản Tôn-thất Phả Hệ 7 - Phòng 19 Chi I (Trích từ bản viết theo trí nhớ của bác Tôn-thất Chi).
Cuộc dâu-bể, đổi thay làm mất mát. Phả hệ chi I, không còn. Thu lượm, chắp nối, để biên soạn.
Đệ V Thế: Tôn-thất Bình

Bản viết tay theo trí nhớ của bác Tôn-thất Chi
第 五
Đệ Ngũ Thế
尊 室 枰
Tôn-thất Bình

舒 池 縣 知 縣
Thư Trì Huyện Tri Huyện

元 配 阮 氏 号 五 雲
Nguyên Phối Nguyễn Thị Hiệu Ngũ Vân

佳 配 陳 氏 号 還(还) 合
Giai Phối Trần Thị Hiệu Hoàn Hợp

Cha là Tôn-thất Hàn sinh hạ 10 trai 9 gái. Nhưng đến nay chỉ biết rõ tông tích 3 người, thứ 6, thứ 7 và thứ 10. Các người con khác coi như thất tung.

Tôn-thất Bình: Con thứ 7. Làm tri huyện, huyện Thư Trì (Thái Bình). Sau từ quan về cư tang mẹ và mất (trong thời gian cư tang). Sinh không rõ, chết ngày 25-3 Al. Lăng ở làng Diêm Trường, xã Vinh Hưng, huyện Vinh Lộc.
Chánh thất: Họ Nguyễn, con ông tham biện, người họ Nguyễn Đức, làng Diêm Trường, xã Vinh Hưng (họ ông Bộ Tiếp, xã Diêm Trường) sinh và chết không rõ. Mộ chôn gần lăng chồng. Sinh hạ 2 gái.
Cô Ịt: Lấy chồng họ Phan, làng Mỹ Lợi, xã Vinh Mỹ, huyện Vinh Lộc. Sinh ra o Huyên, o Dụ o Nghỉ.
Cô Tư: Ra bắc, thất tung.
Thứ thất: Nguyễn thị Mai, sinh và chết không rõ. Mộ chôn gần lăng chồng.
Sinh 1 trai là :
Tôn-thất Dĩnh.
尊 室 穎

(Theo bảng viết tay của bác Tôn-thất Chi thì mẹ của cố Dĩnh là Nguyễn thị Mai. Về phần mộ thì kế cận mộ ôn sơ Bình có 2 mộ của 2 vị phu nhân, họ Nguyễn (nguyên phối-chánh thất) và họ Trần (Giai phối-thứ thất). Vì chưa có thông tin rõ ràng về sử phả hệ, nên tạm thời là nghi vấn (?). Sẽ bổ sung sau).

Nguyên phối元 配: chánh thất, vợ cả.
Giai phối 佳 配: thứ thất.
Giai : Tốt, quý, hay, đẹp.
佳人: giai nhân. Tiếng hán cổ còn là vợ của mình (Lưu Cơ 劉基: Giai nhân bất khả kiến, Sương tuyết vạn san không 佳 人 不 可 見, 霜 雪 萬 山 空 (Khuê từ 閨 詞) Vợ ta không được gặp, Sương tuyết muôn núi không.
Nguyễn Trãi 阮 廌: Giai khách tương phùng nhật bão cầm 佳 客 相 逢 日 抱 琴 (Đề Trình xử sĩ Vân oa đồ 題 程 處 士 雲 窩 圖) Khách quý gặp nhau, ngày ngày ôm đàn gảy.
Giai: theo nghĩa đẹp đi đôi với giai nhân,....Xưa, thường vợ thứ đẹp, trẻ, vì khi thành danh và trưởng thành, người đàn ông có thêm vợ lẽ, và thông thường thì đã tự chọn thì ...phải đẹp!

Anh em (cùng con của ông Hàn)
Tôn-thất Lai: Con thứ 6, sinh, chết và nơi chôn cất không rõ.
Con trai là ông Thân và bác Tôn Dương, con gái là mệ Mười (cô Mười, mẹ của o khóa Miễn ở Hà úc. Lấy chồng người họ Phạm, Hà Úc, huyện Phú Vang. Mất ngày 30-10 (al), lăng tại Hà Úc.

Tôn-thất Trí (An / Gạch): Con thứ 10.
Chánh thất: Con ông Án Sát ở chợ Dinh. Sinh cô Hù, có chồng người Trung Hoa, ở Quảng Bình.
Thứ thất: Sinh ông Vy và cô Xuân.

Bản dịch Việt ngữ bia của ôn sơ Tôn-thất Bình
Tri huyện, huyện Thư Trì.

Bảo Đại Quý Mùi Trọng Hạ
保 大 癸 未 仲 夏
Hoàng Triều Thư Trì Huyện Tri Huyện Đệ Thất Hệ Tôn Thất Hiển Tổ Khảo Quý Công Thụy Viết Nguyệt Đán Chi Mộ
皇 朝 舒 池 縣 知 縣 第 七 係 尊 室 顯 祖 考 貴 公 諡 曰 月 旦 (x) 墓
Tự Tôn Tôn Thất
嗣 孫 尊 室
Liễu Hòe Quế Đồ (Nhu) Đường Ngô
柳 槐 桂 稌 棠 梧
Đồng Bái Chí
仝 拜 誌

Bia của mệ sơ họ Nguyễn, chánh thất.
Bảo Đại Quý Mùi Trọng Hạ
保 大 癸 未 仲 夏
Hoàng Triều Thư Trì Huyện Tri Huyện Đệ Thất Hệ Tôn Thất Phủ Quân Nguyên Phối Hiển Tổ Tỉ Nguyễn Thị Hiệu Ngũ Vân An Nhân Chi Mộ
皇 朝 舒 池 縣 知 縣 第 七 係 尊 室 府 君 元 配 顯 祖 妣 阮 氏 号 五 雲 安 人 (x) 墓
Tự Tôn Tôn Thất
嗣 孫 尊 室
Liễu Hòe Quế Đồ (Nhu) Đường Ngô
柳 槐 桂 稌 棠 梧
Đồng Bái Chí
仝 拜 誌

Bia mệ sơ họ Trần, thứ thất
Bảo Đại Quý Mùi Trọng Hạ
保 大 癸 未 仲 夏
Hoàng Triều Thư Trì Huyện Tri Huyện Đệ Thất Hệ Tôn Thất Phủ Quân Giai Phối Hiển Tổ Tỉ Trần Thị Hiệu Hoàn Hợp An Nhân Chi Mộ
皇 朝 舒 池 縣 知 縣 第 七 係 尊 室 府 君 佳 配 顯 祖 妣 陳 氏 号 还 合 安 人 (x) 墓
Tự Tôn Tôn Thất
嗣 孫 尊 室
Liễu Hòe Quế Đồ (Nhu) Đường Ngô
柳 槐 桂 稌 棠 梧
Đồng Bái Chí
仝 拜 誌


Mộ ôn sơ Tôn-thất Bình, Diêm Trường, Vinh Hưng.

Tôn-thất Thụy (chắc) bên mộ ôn Bình.

Tôn-thất Thụy (chắc) bên mộ ôn Bình.


Sơ đồ mộ ôn-mệ sơ Bình (2 mệ họ Nguyễn, họ Trần). Làng Diêm Trường, xã Vinh Giang, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên.

Bài 22 - Ngài Tôn-thất Hàn và Bản Tôn-thất Phả Hệ 7, Phòng 19, Chi I, Đệ IV Thế.


Bản Tôn-thất Phả Hệ 7 - Phòng 19 Chi I (Trích từ bản Tôn-thất phả hệ của Chi 4, Thừa Lưu - Nước Ngọt, và bản viết theo trí nhớ của bác Tôn-thất Chi).
Cuộc dâu-bể, đổi thay làm mất mát. Phả hệ chi I, không còn. Thu lượm, chắp nối, để biên soạn.
Đệ IV Thế: Tôn-thất Hàn

Bản Tôn-thất Phả Hệ 7 Phòng 19 của chi IV - Trang 23 - 24/141
第 四
Đệ Tứ Thế
尊 室 翰
Tôn-thất Hàn

尊 室 壬 二 子 母 范 氏 圓 生 壬 子 正 月 十 二 日 卯 牌 生 三 月 二 十 四 日 卒 葬 香 水 县(縣) 珠 渚 地 分
Tôn-thất Nhâm nhị tử, mẫu Phạm thị Viên, sanh Nhâm Tí chánh nguyệt thập nhị nhật Mão Bài Sanh tam nguyệt nhị thập tứ nhật Tuất (Tử) Táng Hương Thủy huyện, Châu Chử địa Phận.
(con trai thứ 2 của Tôn-thất Nhâm, mẹ là Phạm thị Viên, sinh năm Nhâm Tí, tháng giêng, ngày 12, mất tháng 3, ngày 24, mộ táng tại Châu Chử, huyện Hương Thủy).
正 室
Chánh thất:
范 氏 秋 丙 辰 年 六 月 十 六 日 生 - 六 月 二 十 七 日 卒 塟 左 伊 夫
Phạm thị Thu Bính Thìn niên lục nguyệt thập lục nhật sanh - lục nguyệt nhị thập thất nhật Tuất (Tử) Táng Tả Y Phu
(Phạm thị Thu, sinh năm Bính Thìn, tháng 6, ngày 16, mất : tháng 6, ngày 27. Mộ táng bên trái mộ chồng).
生 下 十 男 五 女
Sanh hạ thập nam ngũ nữ
(Sinh: 10 trai, 5 gái)
尊 室 森
Tôn-thất Sâm
尊 室 -
Tôn-thất (Hẵn)
尊 室 嚴
Tôn-thất Nghiêm
尊 室 -
Tôn-thất (Mô)
尊 室 太
Tôn-thất Thái
尊 室 枰
Tôn-thất Bình
尊 室
Tôn-thất Trí
尊 室 來
Tôn-thất Lai
尊 室 -
Tôn-thất Nẫm
尊 室 -
Tôn-thất (Gạch)
尊 女 氏 -
Tôn nữ thị Hà
尊 女 氏 -
Tôn nữ thị (Giểng)
尊 女 氏 -
Tôn nữ thị (Mựu)
尊 女 氏 -
Tôn nữ thị (Cạp)
尊 女 氏 休
Tôn nữ thị Hưu
尊 女 氏 -
Tôn nữ thị (Cúng)
尊 女 氏 -
Tôn nữ thị Thục
尊 女 氏 -
Tôn nữ thị (Đè)
尊 女 氏 诗 (詩)
Tôn nữ thị Thi

Bản viết tay của bác Tôn-thất Chi
Đệ Tứ Thế
Nguyễn Phúc Tôn-thất Hàn

Tôn-thất Hàn: Con trưởng ông Nhâm, mẹ Phạm thị Viên, sinh ngày 12 tháng 1 Nhâm Tí, giờ mão.
Làm quan đến chức Đặc Thọ Trung Võ Tướng Quân, Hậu Quân Đô Thống Phủ Đô Thống, Những Lãnh Binh Bộ Thượng Thư Kiêm Đô Sát Viện, Hữu Đô Ngự Sử, Tổng Đốc Hà Nội, Ninh Bình, Đẳng Xứ Địa Phận, Đề Đốc Quân Vụ Kiêm Lý Hương Hương.
Truy tặng Đô Thống Phủ Chưởng, Phủ Sự Lảnh Hà Ninh, Tổng Đốc Thủy Võ.
Chết ngày 24 tháng 3 năm không rõ.
Táng tại làng Châu Chữ, huyện Hương Thủy, tỉnh Thứa Thiên (giốc mít, núi Thiên Thai).
Vợ người làng Dương Xuân, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên, tên Phạm thị Thục. Được phong: Y Phục Chánh Nhất Phẩm Phu Nhân. Sinh ngày 16 tháng 6, nam7 Bính Thìn. Chết ngày 17 tháng 6, năm không rõ. Chôn tại làng Châu Chữ cùng huyện với chồng. Về sau mộ bà Hàn được đưa về ở cồn ruộng dưa, sông Diêm Trường, sát đập Nghi Giang lên Diêm Trường, sát hồ nuôi tôm.


Biên soạn theo bản viết tay của bác Tôn-thất Chi
Đặc Thụ Trung Võ Tướng Quân
特 售 忠 武 將 軍

Hậu Quân Đô Thống Phủ Đô Thống
厚 軍 都 統 府 都 統

Lãnh Binh Bộ Thượng Thư Kiêm Đô Sát Viện
領 兵 部 上 書 兼 都 察 院

Hữu Đô Ngự Sử, Tổng Đốc Hà Nội, Ninh Bình
(友)右 都 馭 史 總 督 河 檸 ( 柠 - 甯 )

Đẳng Xứ Địa Phận, Đề Đốc Quân Vụ Kiêm Lý Hương Hương
等 處 地 分 (- 府) 督 軍 務 兼 (- - )

Phong Tặng Đô Thống Phủ Chưởng
封 贈 都 統 府 掌

Phủ Sự Lãnh Hà Ninh, Tổng Đốc Thủy Võ
府 (耡)事 冷 河 檸(甯) 總 督 海(水) 武


Bản dịch Việt ngữ từ bia mệ cao họ Phạm
保 大 癸 未 仲 夏
Bảo Đại Quý Mùi Trọng Hạ
皇 朝 ----
Hoàng Triều ----
政 堂 行 事 领 河 守 總 督 第 七 系 尊 室 貴
Chánh Đường Hành Sự Lãnh Hà Thủ Tổng Đốc Đệ Thất Hệ Tôn Thất Quý
公 元 配 顯 曾 祖 妣 范 氏 号 曰 白 玉 夫 人 - 墓
Công Nguyên Phối Hiển Tằng Tổ Tỉ Phạm Thị Hiệu Viết Bạch Ngọc Phu Nhân Chi Mộ
曾 孫 尊 室
Tằng Tôn Tôn Thất
柳 槐 桂 稌 棠 梧
Liễu Hòe Quế Đồ Đường Ngô
仝 拜 誌
Đồng Bái Chí



Liên Kết:
Phần Mộ Ngài Tôn-thất Hàn.



Bái 21 - Ngài Tôn-thất Nhâm và Bản Tôn-thất Phả Hệ 7, Phòng 19, Chi I, Đệ II Thế: Tôn-thất Nhâm.


Bản Tôn-thất Phả Hệ 7 - Phòng 19 Chi I (Trích từ bản Tôn-thất phả hệ của Chi 4, Thừa Lưu - Nước Ngọt)và bản viết theo trí nhớ của ông bác Tôn-thất Chi).
Cuộc dâu-bể, đổi thay làm mất mát. Phả hệ chi I, không còn. Thu lượm, chắp nối, để biên soạn.
Đệ III Thế: Tôn-thất Nhâm

Bản Tôn-thất Phả Hệ 7 - Phòng 19 Chi I (Trích từ bản Tôn-thất phả hệ của Chi 4, Thừa Lưu - Nước Ngọt)

Trang 15-16 / 141
第 三 世
Đệ Tam Thế
尊 室 壬
Tôn-thất Nhâm

尊 室 倕 長 子,母 楊 氏 如 生 辛 未 年 六 月 -- 六 日 生 -- 亨 -- 七 十 四 歲 官 --- 隊 長 嘉 隆 十 八 年 己 卯
五 月 十 四 日 ---塟 在 水 安 - 地 分 ------ 丁----- 紹 治 六 年 - 贈 信 義 都 尉 副 - 贈 - 湧將軍 -兵副衛 尉 - 贈 雄 威
將 軍 锦 衣 衛 掌 衛 諡 忠

Tôn-thất Thùy Trưởng Tử, Mẫu Dương Thị Như, Sanh Tân Mùi Niên Lục Nguyệt -- Lục Nhật Chính --- Thất Thập Tứ Tuế Quan --- Đội Trưởng Gia Long Thập Bát Niên Kỉ Mão Ngũ Nguyệt Thập Tứ Nhật ---Táng - Thủy Yên (An) - Địa Phận - niên - Tặng Tín Nghĩa Đô Úy Phó --- Tặng - Dũng Tướng Quân - Binh Phó Vệ Úy - Tặng Hùng Oai Tướng Quân Cẩm Y vệ Chưởng Vệ Thụy Trung -- Chi ---

(Trang 16/141)
正 室
Chánh Thất
范 氏 圓
Phạm thị Viên

正 室
Chánh Thất
奉 政 社 人 贈 伊 夫 從 二 品 夫 人 己 年 正 月 二 十 三 日 生 失 詳 享 六 十 七 歲 明 命 元 年
Phụng Chánh Xã Nhân Tặng Y Phu Tòng Nhị Phẩm Phu Nhân Kỉ Niên Chánh Nguyệt Nhị Thập Tam Nhật Sanh Thất Tường Hưởng Lục Thập Thất Tuế Minh Mệnh Nguyên Niên.
庚 辰 七 月 十 二 日 卒 - 夫 同 塟 - 申 -- 分 --
Canh Thìn Thất Nguyệt Thập Nhị Nhật Tử - Phu Đồng Táng - Thân -- Phận
次 室

Thứ Thất
范 氏 成
Phạm thị Thành

癸 卯 年 生 月 日 失 詳 嘉 隆 十 三 年 甲 戌 二 月 二 十 五 日 卒 塟 在 伊 夫 仝 - 同 姊 --
Quý Mão Niên Sanh Nguyệt Nhật thất tường Gia Long Thập Tam - Giáp Tuất Nhị Thập Tam Ngũ Nhật Tử táng Tại Y Phu Đồng - Đồng Tỉ --

生 下
Sanh Hạ
六 男
Lục Nam
六 女
Lục Nữ
尊 室 使
Tôn-thất Sử
尊 室 翰
Tôn-thất Hàn

尊 室 事
Tôn-thất Sự
尊 室 -
Tôn-thất -
尊 室 謂 (谓)
Tôn-thất Vị
尊 室 招
Tôn-thất Chiêu


Bản viết tay của bác Tôn-thất Chi
Đệ Tam Thế
Tôn-thất Nhâm
Con trưởng ông Tôn-thất Thùy. Mẹ là : Nguyễn thị Như Thanh Trúc. Sinh ngày 5 tháng 6, năm tân Mùi. Hưởng thọ 74 tuổi. Làm quan đến chức Đội Trưởng. Chết ngày 14 tháng 5 năm Kỷ Mão, hiệu Gia Long thứ 18. Chôn tại làng Thủy Yên, huyện Phú Lộc, tỉnh Thứa Thiên (xứ Hói Trâu). năm Thiệu Trị thứ 6, tặng Tín Nghĩa Đô Úy Phó Quân Cơ Gia Tặng Phẩm Dõng Tướng Quân Cẩm Vệ Binh Phó Vệ Úy Truy Tặng Hùng Oai Tướng Quân Cẩm Y Vệ Chưởng Vệ Thụy Trung Quân.
Vợ người làng Phụng Chánh, y phủ huyện, tặng Y Phục Tùng Nhị Phẩm Phu Nhân, bà Phạm thị Viên, sinh ngày 23 tháng giêng, năm Ất Hợi. Hưởng thọ 67 tuổi. Chết ngày 12 tháng 7, năm Canh Thìn, Minh Mạng thứ 1. Chôn cùng 1 chổ với chồng, tọa thân hướng Dần.
Vợ thứ : Phạm thị Thành, sinh năm Quý Mão, ngáy tháng không rõ. Chết ngày 25 tháng 2 năm Giáp Tuất, chôn cùng chổ với chồng.
Sinh hạ:
6 trai:
Tôn-thất Sử
Tôn-thất Hàn
Tôn-thất Sự
Tôn-thất Trỉ
Tôn-thất Vị
Tôn-thất Chiêu.

6 gái :
Tôn nữ thị Hợi
Tôn nữ Tuất
Tôn nữ Tấn
Tôn nữ Đức
Tôn nữ Chất
Tôn nữ Thi

Biên dịch từ bản viết tay của bác Tôn-thất Chi
信 義 都 尉 副 軍 機
Tín Nghĩa Đô Úy Phó Quân Cơ

加 贈 品 勇 軍 錦 衛 軍 副 衛 尉
Gia Tặng Phẩm Dõng Tướng Quân Cẩm Vệ Binh Phó Vệ Úy

封 贈 雄 威 將 (将) 軍 锦 衣 衛 忠 軍
Phong Tặng Hùng Oai Tướng Quân Cẩm Y Vệ Chưởng Vệ Thụy Trung Quân.



Bái 20 - Ngài Tôn-thất Thùy và Bản Tôn-thất Phả Hệ 7, Phòng 19, Chi I, Đệ II Thế.


Bản Tôn-thất Phả Hệ 7 - Phòng 19 Chi I (Trích từ bản Tôn-thất phả hệ của Chi 4, Thừa Lưu - Nước Ngọt)và bản viết theo trí nhớ của ông bác Tôn-thất Chi).
Cuộc dâu-bể, đổi thay làm mất mát. Phả hệ chi I, không còn. Thu lượm, chắp nối, để biên soạn.
Đệ II Thế: Tôn-thất Thùy

Trích từ bản Tôn-thất phả Hệ 7 - Phòng 19 của Chi 4.
第 二 世
Đệ Nhị Thế
尊 室 倕
Tôn-thất Thùy

掌 衛 長 子 母 氏 庄 生 年 月 日 - 失 詳 官 军 氏 隊 長 贈 锦(錦) 衣 衛 都 指 煇 使 正 營 該 (-) 三 月 十 二 日 卒 塟(喪) 在 - 夭 祖 香 水 县(縣) 珠 渚 地 分
Chưởng Vệ Truyền Trưởng Tử, Mẫu Nguyễn Quận Thị Trang, Sanh Niên Nguyệt Nhật -Thất Tường, Quan Quân Thị Đội Trưởng Tặng Cẩm Y Vệ Đô Chỉ Huy Sứ Chánh Doanh cai (-) Tam Nguyệt Thập Nhị Nhật Tuất Táng Tại - Yêu Tổ Hương Thủy Huyện Châu Chử Địa Phận
正 室
Chánh Thất
楊 氏 如--
Dương Thị Như --
人 香 茶 县 (縣) 朝 山 社 生 年 月 日 ----- 二 月 - 二 日 -- 夫 同 塟
Nhân Hương Trà Huyện Triều Sơn Xã Sanh Niên Nguyệt Nhật ---- Nhị Nguyệt - Nhị Nhật -- Phu Đồng Táng
生 下
Sanh Hạ
二 子
Nhị Tử
二 女
Nhị Nữ

Trích từ bản viết tay của bác Tôn-thất Chi.
Đệ Nhị Thế
Tôn-thất Thùy

Tôn-thất Thùy, là con trưởng ngài Hoàng - Tôn-thất Truyền và bà Nguyễn thị Ngọc Trang. Ngày sinh không rõ.
làm quan đến chức Đội Trưởng tặng Cẩm Y vệ Đô Chỉ Huy sứ Chính Lính Cai Kì.
Chết ngày 12 tháng 3. Mộ táng tại làng Châu Chữ, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên.
Vợ: Nguyễn thị Như Thanh Trúc, ở làng Triều Sơn, huyện Hương Trà. Ngày năm sinh không rõ. Chết ngày 2 tháng 2 năm không rõ. (chôn cùng mộ chồng ??)
Sinh hạ :
2 trai:
Tôn-thất Nhâm
Tôn-thất Diên
2 gái:
Tông nữ thị Thục
Tôn nữ thị Lựu.



Liên Kết:
Bài 11 - Phần mộ của ngài Tôn-thất Thùy



Bài 19 - Ngài Tôn-thất Truyền và Bản Tôn-thất Phả Hệ 7, Phòng 19, Chi I, Đệ I Thế.


Bản Tôn-thất Phả Hệ 7 - Phòng 19 Chi I (Trích từ bản Tôn-thất phả hệ của Chi 4, Thừa Lưu - Nước Ngọt)và bản viết theo trí nhớ của ông bác Tôn-thất Chi).
Cuộc dâu-bể, đổi thay làm mất mát. Phả hệ chi I, không còn. Thu lượm, chắp nối, để biên soạn.
Đệ IV Thế: Tôn-thất Truyền


Trích từ bản Tôn-thất phả Hệ 7 - Phòng 19 của Chi IV.
皇 十 九 子 該 寄 徳 侯 諡 剛 断 贈 掌 奇 事 郡 公 諸 防 (房)
Hoàng Thập Cửu Tử Cai Kí Truyền Đức Hầu Thụy Cương Đoán Tặng Chưởng Kì Sự Truyền Quận Công Chư Phòng
第 一 世
Đệ Nhất Hệ
尊 室 傳
Tôn-thất Truyền

掌 衞 諡 剛 断 郡 公
Chưởng Vệ Truyền Thụy Cương Đoán Quận Công
孝 明 皇 帝 第十九子母 接 嬪 萤 氏 缘 生 年 月 日 - 失 詳 -- 該 - 傅 徳 侯 贈 特 --
Hiếu Minh Hoàng Đế Đệ Thập Cửu Tử, Mẫu Tiếp Tần  Huỳnh Thị Duyên, Sanh Niên Nguyệt Nhật - Thất Tường -- Cai - Phó Đức Hầu Tặng Đặc --
大 将 軍 锦 衣 衛 傅 郡 公 --- 正月 礽 一 日
Đại Tướng Quân Cẩm Y Vệ Phó Quận Công --- Chính Nguyệt Nhưng Nhất Nhật
夫 省 香 水 縣 珠 渚 - 地 分 - 曰 朱 礼 桧
Phu Tỉnh Hương Thủy Huyện Châu Chử - Địa Phận - Viết Chu Lễ Cối

正 室
Chánh Thất
郡 氏 諱 玉 庄
Nguyễn Quận Thị Húy Ngọc Trang
生 年 月 日 -- 俱 失 詳 年 - 十 一 月 二 十 日 卒
Sanh Niên Nguyệt Nhật -- Câu Thất Tường Niên - Thập Nhất Nguyệt Nhị Thập Nhật Tuất (Tử)
生 下
Sanh Hạ
五 子
Ngũ Tử
二 女
Nhị Nữ
尊 室 倕
Tôn-thất Thùy

尊 室 佑
Tôn-thất Hựu
尊 室 偕
Tôn-thất Giai
尊 室
Tôn-thất -
尊 室 儀
Tôn-thất Nghi
尊 女 氏 玉 珠
Tôn nữ thị Ngọc Châu
尊 女 氏 玉 瓊
Tôn nữ thị Ngọc Quỳnh


Trích từ bản viết tay của bác Tôn-thất Chi.
Đệ Nhất Thế
Ngài Hoàng, Thập Cửu Tử, Tôn-thất Truyền
Chức Cai Cơ Truyền Đức Hầu Thủy Lương Doan Tặng Chưởng Cơ Sự Truyền Quận Công Chư Phòng.
Chưởng Vệ Truyền Thụy Cương Đoạn Quận Công Hầu Tặng Dặc lần Khai Phủ Phu Quốc Đại Tướng Quân Cẩm Y Vệ Chưởng Vệ Truyền Quận Công.
Chết ngày mồng 1 tháng giêng. Mộ phần tại làng Châu Chữ, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên. địa phận tạc danh Hói Châu ỷ (Châu Ê), gần lăng vua Khải Định.
Chánh Thất: Nguyễn thị Ngọc Trang, sinh năm tháng ngày không rõ. Chết ngày 20, 11. Táng không rõ.
Sanh hạ:
5 con trai :
Tôn-thất Thùy
Tôn-thất Hưu
Tôn-thất Đại
Tôn-thất Sung
Tôn-thất Nghi

2 con gái:
Tôn nữ thị Ngọc Châu
Tôn nữ thị Ngọc Quỳnh


Liên Kết :
Phần Mộ Ngài Tôn-thất Truyền.


Bài 18 - Phần Mộ Ông Bà Tôn-thất Thung - Hệ 7, Phòng 19, Chi I, Đệ VIII Thế.


Mộ phần ông Tôn-thất Thung táng ở khuông viên chùa Vạn Phước, bên hông chùa Từ Đàm.
Mộ bà Hoàng thị Ngọc-Nhụy (vợ của ông Thung) chôn ở Virginia, USA.

 Mộ phần ông Tôn-thất Thung táng ở khuông viên chùa Vạn Phước, bên hông chùa Từ Đàm.

 Bản khắc bia này bà Nhụy rất quý trọng và yêu mến, nên không thể sửa hay thay đổi.


 Tôn-thất Thụy (cháu nội) bên mộ.

 Tôn-thất Thọ (con) bên mộ.




Sơ đồ mộ ông Tôn-thất Thung, ở khuông viên chùa Vạn Phước, bên hông chùa Từ Đàm.

Các con bên mộ bà Hoàng thị Ngọc-Nhụy, Virginia, USA.

 [từ trái] con dâu và con gái bên mộ bà Hoàng thị Ngọc-Nhụy

 Mộ của bà Hoàng thị Ngọc-Nhụy

 Mộ của bà Hoàng thị Ngọc-Nhụy

Cháu ngoại lai văn Thùy bên mộ bà ngoại, bà Hoàng thị Ngọc-Nhụy.