Thứ Năm, 31 tháng 5, 2012

Bài 28 - Hệ và Phòng Trong Gia Tộc Nguyễn-Phước.


Từ bài 2, có nói về sự phân chia hệ phái. Nay nói thêm.
Hệ: , Tiếp tục, kế thừa, liên quan theo 1 trật tự nhất định. Thế Hệ : 世系.
Phòng: , Chi, ngành trong gia tộc.
Chi: , phân nhánh.
Một giòng họ tồn tại và lưu truyền qua nhiều đời kế tục. Đời ông kế tiếp đời cha, kế tiếp đời con. Mỗi đời gọi là 1 Hệ.

Khi nói đến, hay hỏi han 1 người thuộc giòng họ Tôn-thất, thường hay hỏi về Hệ - Phòng - Chi.
Là để minh định thuộc về thế hệ (đời ông Tổ thuộc thế hệ Chúa nhà Nguyễn nào), và thuộc về chi nhánh của ngài Tổ nào của thế hệ đó.
[ví dụ : Hệ 7, Phòng 19, chi I :
Hệ 7 : Thế hệ của chúa Nguyễn-Phúc Chu.
Phòng 19 : Vị Hoàng tử thứ 19.
Chi I : Chi phái nhánh nhất (1)].

Như vậy, vua Minh Mạng đề đặt lại sự phân hệ của Gia tộc Nguyễn-Phước, được tính từ đời ông Nguyễn Cam (Kim), gọi là Hệ I.
Tiền Hệ: (thuộc Tiền Biên)
Hệ I: Nguyễn Cam (Kim)
Hệ II: Nguyễn Hoàng
Hệ III: Nguyễn-Phúc Nguyên
Hệ IV: Nguyễn-Phúc Lan
Hệ V: Nguyễn-Phúc Tần
Hệ VI: Nguyễn-Phúc Thái
Hệ VII: Nguyễn-Phúc Chu
Hệ VIII: Nguyễn-Phúc Chú
Hệ IX: Nguyễn-Phúc Khoát
Hệ X: Nguyễn-Phúc Thuần
Hệ X: Nguyễn-Phúc Côn

Đế Hệ: (thuộc Chánh Biên)
Hệ XI: Nguyễn-Phúc Ánh (vua Gia Long)
Hệ XII: Nguyễn-Phúc Kiểu (vua Minh Mạng)
Hệ XIII: Nguyễn-Phúc Tuyền (vua Thiệu Trị)
Hệ XIV: Nguyễn-Phúc Thì (vua Tự Đức)
Hệ XIV: Nguyễn-Phúc Thăng (vua Hiệp Hòa)
Hệ XV: Nguyễn-Phúc Ưng Châu (vua Dục Đức)
Hệ XV: Nguyễn-Phúc Biện (Đồng Khánh)
Hệ XV: Nguyễn-Phúc Hạo (vua Kiến Phúc)
Hệ XV: Nguyễn-Phúc Minh (vua Hàm Nghi)
Hệ XVI: Nguyễn-Phúc Chiêu (vua Thành Thái)
Hệ XVI: Nguyễn-Phúc Tuấn (vua Khải Định)
Hệ XVII: Nguyễn-Phúc Hoảng (vua Duy Tân)
Hệ XVII: Nguyễn-Phúc Thiên (vua Bảo Đại)

Thông lệ thì người con trai cả của Chúa (hay Vua) được kế truyền (điều này không nhất thiết trong gia tộc Nguyễn-Phước, có thể là con thứ sẽ là người kế truyền). Các hoàng tử còn lại sẽ lập thành Phòng (). Nếu vì Vương có nhiều con trai thì hệ đó () sẽ có nhiều Phòng.
Ví dụ:
Hệ VII: là hệ của Chúa Nguyễn Phúc Chu.
Như vậy, chúa Nguyễn Phúc Chu là vì Vương khái sáng ra hệ VII.
Chúa có 4 người con gái và 38 người con trai (xem lại bài 2), nhưng chỉ còn lại 27 người con trai, và chia làm 27 phòng. Mỗi vị hoàng Tử là 1 Phòng.
Hoàng tử thứ 1, kế truyền ngôi Chúa (Nguyễn-Phúc Thụ - Chú).
Kể từ Hoàng Tử thứ 2 thì lập thành Phòng 2 trở lên (phòng 3, phòng 4,....).

Hệ 7: con cháu trực hệ của Chúa thứ 7 Nguyễn Phúc Chu.
Phòng 19: con cháu của vị Hoàng thử thứ 19 Nguyễn Phúc Truyền.
(kể từ thời vua Minh Mạng, các con cháu thuộc Tiền Hệ - con cháu chúa - đều dổi thành Tôn-thất (nam), Tôn nữ (nữ). Nhuyễn-Phúc Truyền đổi thành Tôn-thất Truyền).
Vậy, Tổ khai sáng hệ 7, phòng 19 là: Tôn-thất Truyền.

Chi : (Nghĩa là phân nhánh) Khi con cháu đông đúc, để tiện việc quảng lý giòng họ, tự đời xưa, đã minh định kể từ đời thứ 5, thì tách phân thành nhánh. Vừa tiện việc quảng lý con cháu, vừa tiện việc cúng tế ông bà. Tuy rằng không nhất thiết, nhưng tùy thuộc số lượng đông đảo của con cháu mà phân nhánh.
Về các giòng họ khác (Đinh - Lê - Lý - Trần,....) thì các con cháu kể từ đời thứ 5 trở đi có thể kết hợp thành hôn phối. Nhưng đối với giòng họ Nguyễn-Phước Tôn-thất thì tuyệt đối không được lập gia thất với nhau (Nghĩa là Tôn-thất, Tôn nữ không được lập gia thất với nhau. Đây là luật của giòng Đế Vương họ Nguyễn-Phước, là bất di bất dịch. Kể cả giòng chúa Tôn-thất -Tôn nữ (Tiền, Phiên hệ) cũng không được thành hôn phối với các con cháu giòng vua (Đế hệ), như Hồng, Ưng, Bửu, Vĩnh,.... (Công Tôn nữ, Công Tằng Tôn nữ, Công Huyền Tôn nữ,...). Từ đời nhà chúa Nguyễn là mang tội chết)

Vậy, trong phả hệ Nguyễn-Phước, hệ 7, phòng 19, từ đời ông Tôn-thất Nhâm (đệ III thế), thì phân thành Chi.
(xem bài 2 - 3)
Ông Tôn-thất Nhâm có 6 người con trai, theo thứ tự:
Tôn-thất Sử (con ngoại hôn)
Tôn-thất Hàn
Tôn-thất Sự
Tôn-thất Trị (vô tự)
Tôn-thất Vị
Tôn-thất Chiêu

Khi phân chỉ có 4 chi:
Chi I : Tôn-thất Hàn
Chi II : Tôn-thất Sự
Chi III : Tôn-thất Vị
Chi IV : Tôn-thất Chiêu
Vậy, chúng ta (con cháu ông Tôn-thất Hòe), là con-cháu-chắc của ông Tôn-thất Hàn, thuộc chi I.

Hệ 7, Phòng 19, Chi I :
Hệ chúa thứ 7 : Chúa Nguyễn Phúc Chu.
Phòng 19 : Hoàng tử thứ 19 : Nguyễn Phúc Tôn-thất Truyền.
Chi I : Chi-Nhánh I của ông Tôn-thất Hàn

Xem bài 13: Phần mộ ngài Tôn-thất Hàn và phu nhân-Đệ IV thế-Hệ 7-Phòng 19
Xem bài 22: Bản phả hệ Tôn-thất phả hệ 7-Phòng 19-Chi I-Đệ IV thế-Tôn-thất Hàn

Tham Khảo:
1) Chúa thứ tư là Thần-Tông Hiếu-Chiêu Hoàng-Đế Nguyễn-Phúc Lan (Chúa Thượng) chỉ có 1 người con trai kế tự (Nguyễn-Phúc Tần) và chúa thứ sáu là Anh-Tông hiếu-Nghĩa Hoàng-Dế Nguyễn-Phúc Thái (Chúa Nghĩa) chỉ có 1 người con trai kế tự (Nguyễn-Phúc Chu) nên hệ 4 và hệ 6 không có phòng.
Chúa thứ 10 là Duệ-Tông Hiếu-Định Hoàng Đế Nguyễn-Phúc Thuần không có con trai, chỉ có 1 con gái, nên cũng không có phòng.
(Hệ 4, hệ 6, hệ 10 không có phòng)

2) Khi chúa Nguyễn Hoàng xuôi vào nam, các con cháu của chúa Nguyễn Kim, chúa Nguyễn Hoàng còn ở lại đàng ngoài (miền bắc), dù hợp tác với chúa Trịnh hay không, đều đổi thành Nguyễn-Hựu.
(Nguyễn Vịnh, Nguyễn Mặc (con của Nguyễn Hán, cháu nội Thái Tổ Nguyễn Hoàng) làm quan dưới triều vua lê, chúa Trịnh)
(Hậu duệ của Đảng-Khấu Tướng-Quân Uy-Xuân-Hầu Nguyễn Tôn Thái (em ruột của Triệu Tổ Nguyễn Kim) cũng chỉ được ban công-tánh là Nguyễn-Hựu).

3) Nguyễn Hạp, Nguyễn Trạch bị kết tội phản nghịch (con của Nguyễn-Hoàng), khai trừ khỏi họ Nguyễn-Phúc, con cháu về sau đổi thành Nguyễn-Thuận

4) Vua Minh mạng, với ý phân định rõ các thế hệ và nhánh phái Hoàng Tộc lâu dài, và cũng không ngoài mục đích quy tụ giòng giõi Hoàng Tộc Nguyễn-Phúc bao trùm cả nước Đại Việt (An Nam) trong liên hệ huyết thống để cùng nhau giữ nước, nên đặt ra các bài thi minh định hệ và phái (chi).

a) Đế hệ thi: (nhánh vua Minh Mạng)
Miên - Hường - Ưng - Bửu - Vĩnh
Bảo - Quý - Định - Long - Trường
Hiền - Năng - Kham - Kế - Thuật
Thế - Thoại - Phúc - Gia - Xương

b) Về phái nữ, con gái vua Minh Mạng được phong là Công-Chúa
(Công-Chúa An-Phú, Nguyễn-Phúc Khuê-Gia)
Hàng nữ con cháu nội được phong là :
- Cháu nội gái: Công nữ / cùng thế hệ Hường (Hồng)
- Chắt nội gái: Công Tôn nữ / cùng thế hệ Ưng
- Chiu nội gái: Công Tằng Tôn nữ / cùng thế hệ Bửu
- Chút nội gái: Công Huyền Tôn nữ / cùng thế hệ Vĩnh
- Chít nội gái: Lai Huyền Tôn nữ / cùng thế hệ Bảo
(Kế đến các thế hệ nối tiếp, đều gọi là Huyền Tôn nữ (?))

c) Phiên hệ thi 1 (chi nhánh Đông Cung Hoàng Thái Tử Nguyễn Phúc Cảnh. Con thứ 2 của đức Thế Tổ, mẹ là Thừa Thiên cao Hoàng hậu. (phiên))
Mỹ - Duệ - Tăng - Cường - Tráng
Liên - Huy - Phát - Bội - Thương
Linh - Nghi - Hàm - Tốn - Thuận
Vỹ - Vọng - Biểu - Khôn - Quang
(Kỳ Ngoại Hầu Cường Để)

d) Phiên hệ thi 2 (Chi Kiến-An Vương Nguyễn-Phúc Đài. Con thứ 5 của đức Thế Tổ, cùng mẹ với Thánh Tồ)
Lương - Kiến - Ninh - Hòa - Thuật
Du - Hành - Suất - Nghĩa - Phương
Dưỡng - Di - Tương - Thức - Hảo
Cao - Túc - Thể - Vi - Tường

e) Phiên hệ thi 3 (chi Định-Viễn Quận Vương Nguyễn-Phúc Bính. Con thứ 6, mẹ là Tiệp Dư Dương thị Sự)
Tĩnh - Hoài - Chiêm - Viễn - Ái
Cảnh - Ngưỡng - Mậu - Thanh - Kha
Nghiễm - Khác - Do - Trung - Đạt
Liên - Trung - Tập - Cát - Đa

d) Phiên hệ thi 4 (chi Diên-Khánh vương Nguyễn-Phúc Tấn. Con thứ 7, mẹ là Chiêu Nghi Nguyễn thị Điền)
Diên - Hội - Phong - Hanh - Hiệp
Trọng - Phùng - Tuấn - Tuấn - Lãng - Nghi
Hậu - Lưu - Thành - Tú - Diệu
Diễn - Khánh - Thích - Phương - Huy

e) Phiên hệ thi 5 (chi Điện-Bàn Nguyễn-Phúc Phổ. Con thứ 8, mẹ là Cung tần Nguyễn thị Thoại)
Tín - Diện - Tư - Duy - Chính
Thành - Tồn - Lợi - Thỏa - Trinh
Túc - Cung - Thừa - Hữu - Nghị
Vinh - Hiển - Tập - Khanh - Danh

f) Phiên hệ thi 6 (chi Thiệu-Hóa Quận Vương Nguyễn-Phúc Chẩn. Con thứ 9, cùng mẹ với Thánh Tổ)
Thiện - Thiệu - Kỳ - Tuần - Lý
Văn - Tri - Tại - Mẫn - Du
Ngưng - Lân - Tài - Chí - Lạc
Địch - Đạo - Doãn - Phu - Hưu

g) Phiên hệ thi 7 (chi Quảng-uy công Nguyễn-Phúc Quân. Con thứ 10, mẹ là Đức Phi Lê thị Bình)
Phụng - Phù - Huy - Khải - Quảng
Kim - Ngọc - Trác - Tiêu - Kỳ
Điển - Học - Kỳ - Gia - Chí
Đôn - Di - Khắc - Tự - Trì
(Nhánh này không có người kế tự)

h) Phiên hệ thi 8 (chi nhánh Thành-Tín Quận Vương Nguyễn-Phúc Cự. Con thứ 11, cùng mẹ với Quảng Uy Công)
Thường - Cát - Tuân - Gia - Huấn
Lâm - Trang - Túy - Thanh - Cung
Thận - Tu - Di - Tấn - Đức
Thọ - Ích - Mậu - Tân - công

i) Phiên hệ thi 9 (chi nhánh An-Khánh Vương Nguyễn-Phúc Quang. Con thứ 12, mẹ là Mỹ Nhân Trịnh thị Thanh)
Khâm - Tùng - Xưng - Ý - Phạm
Nhã - Chính - Thủy - Hoằng - Qui
Khải - Để - Đằng - Cần - Dự
Quyến - Ninh - Cộng - Tập - Hy
(An-Khánh Vương không con, cháu là Nguyễn-Phúc Diên Điệp được làm con nuôi kế tập đổi tên là Khâm Thịnh)

j) Phiên hệ thi 10 (chi nhánh Từ-Sơn Công nguyễn-Phúc Mão. Con thứ 13, mẹ là Chiêu Dung Nguyễn thị Tần)
Từ - Thể - Dương - Quỳnh - Cẩm
Phu - Văn - Ái - Diệu - Dương
Bách - Chi - Quân - Phụ - Dực
Vạn - Diệp - Hiệu - Khuông - Tương

(Để tránh lầm lẫn với họ Dương văn, ...(các họ trùng lắp), công tánh Dương của Nguyễn-Phúc thêm họ Nguyễn Phúc hoặc công tánh Tôn-thất đằng trước Nguyễn-Phúc Từ Đàn, Tôn-thất Thể Ngô, Tôn-thất Dương Kỵ, Tôn-thất Quỳnh Nam ...)